3 việc bố mẹ nên làm để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội trong gia đình

Nghe đọc bài

Để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội ngay từ trong gia đình, bố mẹ nên áp dụng 3 việc làm sau đây.

– Con mình không chịu chơi cùng các bạn, hoặc có chơi thì lại giành, cắn và đánh nhau với bạn.

– Con mình có vẻ sợ sệt, thiếu sự tự tin mỗi khi ở lớp.

– Con mình rất tinh nghịch ở nhà nhưng khi ra ngoài, bé lại nhát như cáy.

– Khi không được như mong đợi, con rất dễ bật khóc, thậm chí đánh nhau với người khác,…

Trên đây là những câu than thở thường thấy của các bậc phụ huynh về con mình. Bạn có thấy nội dung này quen thuộc và giống với bé nhà mình không nào?

Cách phát triển các kỹ năng xã hội trong gia đình cho trẻ
Nên dạy cho trẻ các kỹ năng xã hội ngay từ trong gia đình

Theo chuyên gia nhận định, trẻ có các biểu hiện như trên là do chúng thiếu đi kỹ năng xã hội. Điều này được giải thích rằng, khi trẻ bước vào môi trường lớn hơn gia đình như lớp học, xã hội,… nhận thức của chúng bắt đầu nhận thấy sự tồn tại của thế giới không chỉ riêng bản thân mà còn nhiều người khác nữa.

Tuy não bộ của trẻ đã hiểu trước đó nhưng kỹ năng lại thiếu do ngôn ngữ chưa thật sự hoàn chỉnh để diễn đạt thứ chúng suy nghĩ. Đồng thời, cách tương tác, kỹ năng giải quyết vấn đề hay khả năng kiểm soát cảm xúc lúc này cũng còn nhiều thiếu sót.

Phát triển kỹ năng sống cho trẻ
Phát triển kỹ năng xã hội giúp ích rất lớn cho trẻ khi bước vào thế giới rộng lớn 

Chính vì vậy mà trẻ trở nên nhút nhát hoặc có cách hành xử chưa thật sự tốt là điều rất dễ hiểu. Việc la mắng, khuyên nhủ khi xảy ra vấn đề hay nói khái niệm như con nên làm thế này hoặc thế kia sẽ không thật sự hiệu quả.

Điều mà chúng ta cần phải làm đó là hãy bắt đầu dạy trẻ các kỹ năng xã hội ngay trong gia đình. Mặc dù nghe có vẻ trừu tượng nhưng điều này rất cần thiết, các con cần phải học trước khi bắt đầu nhận ra thế giới gồm bản thân và cả những người khác.

Kỹ năng dạy trẻ ngay tại nhà

Bố mẹ nên cho con em mình đảm nhận trách nhiệm, thực hành giải quyết vấn đề trong gia đình và trẻ sẽ nhanh chóng học được kỹ năng đó. Nó tưởng chừng như trừu tượng, khó hiểu nhưng lại vô cùng đơn giản.

Thật ra, khi chơi với trẻ, phụ huynh nên đóng vai “người bạn” của trẻ hơn là “cha mẹ”. Đồng thời tương tác với con theo cách mà một người bạn thường thể hiện với con em mình. Điều này sẽ giúp trẻ học và hiểu cách phát triển các kỹ năng xã hội hoàn toàn tự nhiên.

Kỹ năng dạy trẻ ngay tại nhà 1
Phụ huynh nên đóng vai làm người bạn của trẻ để dạy các kỹ năng sống cơ bản

Khi chơi cùng trẻ, tốt nhất là bạn không nên dành cho con 1 sự ưu tiên nào. Bố mẹ phải thể hiện sự công bằng và rõ ràng, có thắng thì cũng có thua. Đặc biệt, nếu con tỏ ra giận giữ, đòi hỏi quá mức thì phụ huynh không chiều chuộng hoặc năn nỉ.

Bởi không hẳn người bạn nào của con cũng sẽ năn nỉ hay chiều chuộng. Điều này giúp trẻ nhận ra bài học “Con không phải là trung tâm và chúng không thể là kết quả trẻ có”.

Hai là thấy con đang chơi trò gì 1 mình thì bố mẹ nên xin phép tham gia vào chơi cùng. Lời xin phép rất cần thiết để trẻ hiểu về sự tôn trọng vì thực ra chúng ta không thể đề nghị đứa trẻ khác thể hiện sự tôn trọng với con mình nhưng ít ra, con chúng ta sẽ nắm bắt được kỹ năng này về sau.

Kỹ năng dạy trẻ ngay tại nhà 4
Chơi cùng trẻ cũng chính là cách dạy kỹ năng sống hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên áp dụng

Khi xin phép chơi cùng con thì phụ huynh sẽ hãy lường trước 2 trường hợp xảy ra:

  • Trẻ cho bạn chơi: Bạn hãy tiếp tục hỏi “Bố/mẹ nên bắt đầu ở cái nào được con. Hay con chỉ bố/mẹ đi nhé?”.
  • Trẻ không cho bạn chơi: Bạn đừng cố nài nỉ để được chơi mà nên kết thúc bằng câu nói “À vậy bố/mẹ đợi dịp khác vậy”. Điều này giúp trẻ nhận ra bài học là đối lúc bản thân sẽ nhận lời đề nghị từ người khác và liệu có đáng để con thỏa hiệp hay không. Đồng thời, trẻ cũng sẽ hiểu cách tôn trọng ý kiến hoặc suy nghĩ từ những người xung quanh.

Điều thứ 3, mỗi lần chơi với con, bạn nên thỏa hiệp rõ ràng luật chơi cũng như thái độ đúng khi chơi. Cụ thể, không được đổ lỗi, không ăn gian, không giành lượt, thua có thể buồn hoặc tức nhưng không đập phá hay la hét,…

Càng rõ ràng thì trẻ càng tuân thủ tốt luật chơi. Nếu có sự vi phạm, bạn nên nhấn mạnh lại quy định đã thỏa thuận trước đó. Khi ấy, trẻ sẽ hiểu được luật công bằng, chấp nhận thất bại và không tự tin thái quá khi bản thân xứng đáng.

TIN LIÊN QUAN