Thời tiết thay đổi, độ ẩm tăng cao đột biến khiến virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm mốc dễ dàng phát triển, xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Thời tiết lạnh, ẩm thất thường sẽ kéo theo các nguy cơ mắc bệnh cúm hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính khiến chúng ta bị ốm mà do nhiệt độ thấp, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Virus tồn tại, sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng ở điều kiện nhiệt độ thấp, từ đó gây ra sự bội nhiễm cho con người. Hơn nữa, thời tiết lạnh còn làm giảm phản ứng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các virus cảm lạnh hầu hết sẽ lây qua đường không khí, vi trùng cũng có thể tồn tại trong khoảng thời gian nhất định ở môi trường nhiệt độ thấp. Do đó, lượng Rhinovirus cùng một số loại virus cảm lạnh khác sẽ sống sót tận 7 ngày trên bề mặt bàn hoắc tay nắm cửa.
Những bệnh thường hay xuất hiện ở trẻ thường liên quan tới đường hô hấp như sởi, thủy đậu, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn,… Trẻ còn có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, đau mặt, viêm da hoặc rota.
4 nguyên tắc bố mẹ cần nắm rõ để phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết thay đổi
Chú ý tới chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng
Một chế độ ăn uống khoa học rất cần thiết cho trẻ, đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ có được hệ miễn dịch tốt. Ba mẹ nên chú ý tới thành phần đạm cùng các vi chất. Trong số đó, kẽm với sắt đóng vai trò quyết định khả năng phòng bệnh của trẻ, chúng thường có nhiều ở cá, trứng, hải sản, thịt gà, bò,…
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tập cho trẻ ăn nhiều rau quả, uống nước ép trái cây cam, cà rốt, cà chua,… để bổ sung thêm lượng vitamin A, B, C, điều này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của con.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Môi trường ẩm thấp cộng thêm việc vệ sinh cá nhân kém sẽ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn và nấm mốc, virus phát triển, khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi,… Do đó, cha mẹ hãy thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh đồ đạc, giường ngủ của con để phòng bệnh một cách tối đa.
Phụ huynh cũng nên rèn luyện cho trẻ hình thành thói quen rửa tay trước lúc ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa với động vật,… Bên cạnh đó, những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ cũng phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng.
Thay đổi thói quen sinh hoạt cho trẻ
Do thời tiết thay đổi thất thường kèm theo ẩm thấp, mưa gió nên việc thay đổi sinh hoạt cho trẻ là việc làm rất cần thiết, cụ thể là:
- Cần giữ ấm cho trẻ: Phụ huynh cần chuẩn bị trang phục kín đáo, đủ độ dày để đảm bảo giữ ấm cho cơ thể trẻ, nhất là vào ban đêm.
- Chú ý vệ sinh cho trẻ: Ngoài việc vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, bố mẹ cũng nên thường xuyên cắt móng tay, chân và làm sạch bằng xà phòng diệt khuẩn cho trẻ.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc: Việc ngủ đủ giấc đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bố mẹ cần đảm bảo con mình ngủ đủ 9 – 12 tiếng mỗi ngày, tùy thuộc từng lứa tuổi.
Không tự ý mua thuốc điều trị
Nếu trẻ có những biểu hiện như chảy mũi, ho, khò khè, thở rít,… bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Phụ huynh không nên tự chẩn đoán và mua thuốc hạ sốt, kháng sinh ở các quầy thuốc rồi chữa trị tại nhà.
Việc làm này rất dễ gây đề kháng thuốc và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, trẻ nhỏ chưa biết nói cần phải được quan sát kỹ càng hơn về các tình trạng như: thường xuyên khó chịu, khóc quấy, ngủ li bì để phát hiện ra những bệnh lý kịp thời.
Tránh để trẻ nhỏ tiếp xúc với các mầm bệnh
Vào lúc thời tiết giao mùa, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều dễ mắc bệnh liên quan tới hô hấp. Thậm chí, người khỏe mạnh, không xuất hiện dấu hiệu bệnh nào nhưng vẫn có thể mang virus vì chúng đang ở giai đoạn ủ bệnh. Do đó, phụ huynh cần hạn chế cho con đến những nơi đông đúc.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loại động vật, vì những sợi lông từ chó, mèo hoặc chăn gối, vỏ đệm khi không được vệ sinh kỹ càng sẽ khiến trẻ dễ bị ho, hen suyễn.