5 bí quyết giúp trẻ dưới 3 tuổi phát huy tài năng thiên phú của riêng mình

Nghe đọc bài

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, giai đoạn quan trọng nhất của sự phát triển trí não chính là cơ hội vàng để bố mẹ can thiệp, ngoài dinh dưỡng còn có sự giáo dục. 

Kích thích giác quan

Kích thích giác quan bằng cách nghe nhạc1
Kích thích giác quan bằng cách nghe nhạc

Môi trường trẻ lớn lên có sự tác động sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của não bộ. Trẻ có hứng thú mạnh mẽ với mọi thứ xung quanh, bất kỳ thứ gì bé nhìn thấy, nghe, sờ và nếm được. Vì vậy, bố mẹ hãy cho con tham gia các hoạt động kích thích giác quan, chẳng hạn như nghe nhạc, đọc thơ, đi dạo, hát, nhảy,…

Khao khát kiến thức mạnh mẽ sẽ giúp bộ não của trẻ hoạt động nhanh. Môi trường sống càng sống động, sở thích càng rộng thì bé càng mong muốn được hiểu biết và khả năng học hỏi càng cao. 

Chơi với trẻ

Chơi cùng trẻ để trẻ phát triển mạnh mẽ về trí não2
Chơi cùng trẻ để trẻ phát triển mạnh mẽ về trí não

Mặc dù, ý thức của trẻ còn phụ thuộc vào bố mẹ nhưng vẫn rất ham muốn được khám phá những điều mới mẻ, độc lập nhưng cũng rất mạnh mẽ. Vì vậy, khi tiếp xúc với môi trường lạ, những điều mới lạ, trẻ sẽ rất hào hứng nếu có bố mẹ tham gia cùng. 

Nếu ý thức tham quan càng mạnh, thì não bộ phát triển càng nhanh, trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và khả năng thúc đẩy cải thiện khả năng học tập. Điều bố mẹ cần chú ý là, dù cùng vui chơi với trẻ, nhưng ở một môi trường xa lạ, ý thức của trẻ cần được bồi dưỡng từ từ, không nên ép buộc con quá nhiều.

Khuyến khích trẻ phiêu lưu

Khen gợi đúng lúc giúp trẻ dũng cảm, tự tin hơn khi lớn lên3
Khen gợi đúng lúc giúp trẻ dũng cảm, tự tin hơn khi lớn lên

Thực tế, bản chất phiêu lưu của trẻ là khuyến khích trẻ dũng cảm, chủ động đối mặt với hoàn cảnh xung quanh. Trẻ lớn lên, đối mặt với thế giới một cách độc lập và tinh thần khám phá được vun đắp từ nhỏ là tác nhân kích thích tích cực cho sự phát triển trí não của bé. 

Khi trẻ chủ động đi những bước chân đầu tiên, đồng thời sẵn sàng chia sẻ khám phá mới của mình với bố mẹ, bố mẹ nên đưa ra lời khẳng định tích cực và khen ngợi kịp thời. Sự hướng dẫn tích cực sẽ giúp trẻ dũng cảm, tự tin hơn khi lớn lên.

Cố định để trò chuyện cùng trẻ

Trò chuyện với trẻ giúp bé cải thiện ngôn ngữ tốt hơn4
Trò chuyện giúp bé cải thiện ngôn ngữ tốt hơn

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngôn ngữ và trí thông minh có mối liên hệ chặt chẽ, luôn bổ sung cho nhau. Trẻ 2 tuổi đã dần nắm bắt được những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, vì vậy bố mẹ nên nắm bắt thời gian nói chuyện với trẻ nhiều hơn. 

Mỗi ngày, tốt nhất bố mẹ nên cố định một khung giờ cụ thể để trò chuyện cùng trẻ với bất cứ chủ đề nào, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện ngôn ngữ của trẻ. Khi nói chuyện với trẻ, hãy giảm bớt một số từ ngữ trẻ con và sử dụng ngôn từ trang trọng hơn, từ đó giúp ích cho khả năng diễn đạt của trẻ về sau. 

Hoạt động thể chất

bố mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời5
Bố mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường khả năng tập trung cao độ

Trẻ tham gia các hoạt động thể chất sẽ giúp tăng cường kết nối giữa các dây thần kinh với nhau, giúp não bộ nhạy bén hơn trong việc xử lý thông tin cũng như tăng cường khả năng ghi nhớ. Ngoài ra, còn tăng cường khả năng tập trung cao độ, phối hợp toàn bộ cơ thể với từng động tác vận động. 

Cách tốt nhất, bố mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Mẹ có thể đưa trẻ đến sân chơi, đạp xe ba bánh, chơi cưỡi ngựa, đá bóng, đi dạo,…

 

TIN LIÊN QUAN