Nắm bắt những dấu hiệu cho thấy trẻ là một đứa nhỏ thông minh dưới đây để xây dựng kế hoạch nuôi dạy con hợp lý, phát huy tối đa năng lực cho con em mình nhé!
Theo các chuyên gia, một đứa trẻ thông minh thường có nhiều biểu hiện ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ lại cảm thấy lo lắng và hiểu lầm những biểu hiện này ở trẻ là thích nổi loạn, lười học, sống khép kín.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy trẻ thông minh, bố mẹ hãy tham khảo để có định hướng phát triển con cái phù hợp.
Phản ứng nhanh
Những đứa trẻ sau khi sinh ra, ngoài thời gian ngủ thì phần lớn sẽ dành cho việc quan sát môi trường sống xung quanh, con người và các chuyển động khác nhau. Trẻ thông minh thường biết cách giao tiếp bằng ánh mắt với người đang bế hoặc nói chuyện cùng trẻ.
Ngoài ra, khi có tiếng ai đó hoặc xuất hiện bất cứ âm thanh nào thì trẻ cũng sẽ quay đầu và phản ứng ngay lập tức. Những biểu hiện như vậy cho thấy trẻ khá nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh, đồng thời chứng tỏ mức độ nhận thức cao.
Bên cạnh đó, bé cũng có thể ôm hoặc lau nước mắt cho bạn nếu thấy sự thay đổi về mặt cảm xúc. Đây cũng chính là dấu hiệu rõ ràng thể hiện trí thông minh ở trẻ mới bắt đầu biết đi.
Bộc lộ nhiều cảm xúc
Trẻ thông minh thường bộc lộ nhiều biểu hiện về mặt cảm xúc, điều này đồng nghĩa là trẻ sẽ cảm nhận được các cảm xúc tiêu cực, tích cực từ những người xung quanh. Hơn nữa, trẻ cũng có suy nghĩ phức tạp, trưởng thành hơn so với nhiều bé khác trong cùng lứa tuổi.
Bố mẹ có thể quan sát cách trẻ kết nối cùng với mọi người, vật nuôi để nhận biết trí thông minh cảm xúc (EQ) của con. Những đứa trẻ như vậy cần được khuyến khích bộc lộ, thể hiện cảm xúc bản thân.
Trẻ học mọi thứ một cách dễ dàng
Rất nhiều đứa trẻ cảm thấy việc học thật sự khó khăn nhưng cũng không ít trường hợp học mọi thứ một cách dễ dàng. Dấu hiệu này của trẻ thể hiện sự thông minh, năng khiếu hiểu biết mọi thứ xung quanh nhanh chóng mà chẳng cần người lớn trình bày hay giải thích nhiều lần.
Mặc dù việc học đối với chúng khá dễ dàng nhưng trẻ vẫn rất ham học hỏi và thường xuyên xem các hướng dẫn trên internet nhiều hơn bình thường. Một số đứa trẻ tự thu mình vào “vỏ ốc”, không giao tiếp với bạn bè hoặc tiếp cận thú vui khác vì chúng bận khám phá thêm những điều riêng tư khác.
Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ cũng cảm thấy việc học dễ dàng nên nảy sinh tâm lý chủ quan, không biết cách khiêm tốn. Với những trường hợp như này, bố mẹ cần chú ý nhắc nhở trẻ để con không cảm thấy bản thân bị người khác bỏ xa.
Tập trung
Trẻ thường dễ bị phân tâm bởi một chuyển động hay âm thanh diễn ra xung quanh chúng. Các bé có thể tập trung vào mục tiêu cụ thể trong khoảng 10 đến 15 phút.
Tuy nhiên, trẻ thông minh có thể tập trung dài hơn ngay từ lúc còn nhỏ, nhất là trước 6 tháng. Trò chơi ghép hình hay màu sắc thường sẽ dễ dàng với các đứa trẻ này khi mới 10 – 11 tháng tuổi.
Phụ huynh cũng có thể thấy trẻ chỉ nhìn vào hình ảnh trong cuốn sách hoặc thậm chí là lật trang khi bạn đang đọc truyện cho chúng nghe.
Nghe nhiều ngôn ngữ khác nhau
Nếu cha mẹ thông thạo nhiều ngôn ngữ thì hãy thử trò chuyện cùng con bằng nhiều loại tiếng nhất có thể. Bằng cách này, phụ huynh sẽ khuyến khích quá trình phát triển trí não ở trẻ diễn ra nhanh chóng.
Những em bé mới được sinh ra từ cha mẹ biết nhiều thứ tiếng thường có khả năng thực hiện tốt các bài kiểm tra IQ.