Các loại lá này thường có sẵn bên trong vườn của nhiều gia đình, thường được hái để làm rau sống hoặc ăn kèm cùng một số món đặc sắc khác nhằm gia tăng hương vị cho món ăn, đồng thời đem lại nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe.
Lá sung
Theo đông y, lá sung có tính mát, vị hơi chát nhưng lại sở hữu công dụng thông huyết, lợi tiểu, giảm đau, tiêu viêm, sát trùng, tiêu đờm, bổ huyết,… Dân gian thường sử dụng loại lá này để chữa tê thấp và lợi sữa.
Bạn có thể dùng lá sung để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới tiểu đường nhờ công dụng giảm glucose. Một vài nghiên cứu nhỏ được thực hiện năm 1998 cho thấy chiết xuất từ lá sung góp phần làm giảm đường bên trong máu sau ăn hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm cũng cho thấy lá sung, nhựa mủ cây sung có khả năng kháng u, chống lại tế bào ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư gian. Bên cạnh đó, loại lá này cũng có thể cải thiện huyết áp.
Sung có thể dùng lá, quả ăn kèm với thịt luộc, gỏi cá, thịt chua,… Quả sung thường được dùng để muối chua, muối xổi ăn kèm cơm nóng. Bên cạnh đó, chúng còn dùng trong đông y nhờ công dụng chữa sỏi thận, sỏi mật cực kỳ hiệu quả.
Lá ổi
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, lá ổi chứa chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa giúp giảm cholesterol xấu bên trong cơ thể. Mỗi ngày chỉ cần dùng 1 tách trà lá ổi là bạn đã cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa sự hình thành của gốc tự do, giảm nguy cơ đột quỵ, tai biến,…
Lá ổi cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên dồi dào, bảo vệ tế bào và duy trì sức khỏe. Lá ổi có chứa các hợp chất như: vitamin C, flavonoid, polyphenol với khả năng giúp tế bảo tránh khỏi sự tổn thương do các gốc tự do, ngăn chặn những bệnh lý về ung thư, tim mạch.
Lá ổi không xa lạ gì đối với chúng ta, loại lá không già mà cũng chẳng non thường dùng trong một số món ăn dân giã như nem rán, gỏi, nem chua,… nhằm gia tăng hương vị của món ăn cực kỳ tốt.
Lá đinh lăng
Đây là loại cây được mệnh danh là “”nhân sâm của người nghèo” và có họ hàng với nhân sâm. Trong y học cổ truyền, lá đinh lăng có vị hơi đắng, tính mát, sở hữu công dụng giải độc, chống dị ứng, chữa táo bón,…
Đối với Tây y, lá đinh lăng thường chứa những thành phần tốt cho sức khỏe như:
- Vitamin nhóm B (vitamin B1) rất tốt cho thị lực, hệ thần kinh và tim mạch
- Glucozit giúp hỗ trợ tăng cường khả năng co bóp của hệ tim mạch, giảm thiểu thành phần Na có trong tim
- Lượng Alcaloid giúp hỗ trợ giảm đau và gây tê một cách hiệu quả
- Flavonoid giúp ức chế chống lại các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho cơ thể
Ngoài việc dùng lá ăn kèm thì thân, rễ đinh lăng còn có thể dùng làm vị thuốc giúp lợi tiểu, kích thích khả năng thèm ăn cực kỳ hiệu quả.
Lá mơ lông
Lá mơ lông thường có vị đắng xen chát, tính mát với mùi đặc trưng, hơi khó ngửi đối với nhiều người. Y học hiện đại đã nghiên cứu và xác định một số chất bên trong lá mơ như: vitamin C, tinh dầu, carotene, protein cùng hàng loại thành phần bổ ích khác.
Nhờ đó, chúng có những tác dụng như:
- Sát khuẩn, thanh nhiệt, trừ phong, chữa đầy hơi, khó tiêu, giải độc,…
- Chữa tiêu chảy, hỗ trợ điều trị bệnh lý đi ngoài ra máu, kiết lỵ
- Giảm ho đờm, hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản
- Thành phần Sulfur dimethyl disulphide bên trong lá mơ sở hữu công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở đường tiêu hóa
Lá lốt
Trong Đông y, lá lốt thường có vị cay, tính ẩm nên có thể giúp trừ lạnh, làm ấm người, giảm đau hiệu quả. Nhờ công dụng chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp, phong tê thấp, đau răng, say nắng,… lá lốt được nhiều người chọn lựa bổ sung vào các món ăn như: bò nướng lá lốt hay ốc om chuối đậu.
Theo y học hiện đại, lá và thân của lá lốt chứa tinh dầu có thành phần beta-caryophylen và benzyl axetat. Những yếu tố này mang đến công dụng giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, lá lốt cũng được sử dụng để chữa bệnh ngoài da, nhức đầu, thấp khớp, tiêu chảy, đau răng,…
Bài viết trên đã phần nào chia sẻ đến bạn các loại lá thường có trong vườn giúp mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Hy vọng thông qua nội dung vừa rồi, bạn sẽ nắm bắt được những thông tin bổ ích để nâng cao sức khỏe bằng những nguyên liệu quen thuộc, gắn liền với cuộc sống thường ngày.