6 sai lầm bố mẹ thường mắc phải khi trẻ bị sốt 

Nghe đọc bài

Rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ, chính vì vậy bố mẹ cần có sự chăm sóc phù hợp nhằm giúp con mình nhanh chóng khỏi bệnh và tăng sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, phụ huynh nên tránh mắc phải 6 sai lầm dưới đây không làm tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

Mặc định sốt là có hại mà không quan tâm đến những triệu chứng khác

Trên thực tế, sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối mặt một tác nhân gây bệnh nào đó. Điều này còn có lợi vì giúp ức chế vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển.

Tuy nhiên, sốt lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình ăn uống, sinh hoạt. Bên cạnh đó, tình trạng này còn liên quan tới việc gia tăng tốc độ chuyển hóa, sản xuất CO2, tiêu thụ oxy và nhu cầu của hệ hô hấp, tim mạch.

Mặc định sốt là có hại mà không quan tâm đến những triệu chứng khác
Nhiều phụ huynh chỉ chú tâm đến tình trạng sốt của con mà ít ai để ý tới những triệu chứng khác

Nếu là đứa trẻ bình thường thì điều này thường ít khi xảy ra hoặc không để lại hậu quả gì. Nhưng đối với trẻ đang bị sốc hay xuất hiện những bất thường ở tim, phổi, sự gia tăng nhu cầu của các cơ quan bên trong cơ thể sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe.

Không đo thân nhiệt khi trẻ bị sốt

Rất nhiều phụ huynh khi đến khám thường không biết chính xác nhiệt độ của con mình mà chỉ phán đoán thông qua việc dùng tay sờ lên trán, từ đó đoán khoảng 39 – 40 độ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc đi nhiệt độ sốt của con là vô cùng quan trọng, bởi nó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó hạn chế những xét nghiệm không thật sự cần thiết.

Không đo thân nhiệt khi trẻ bị sốt
Bố mẹ thường hay dùng tay để xác định nhiệt độ cơ thể con mình mà không dùng dụng cụ đo chuyên dụng

Nhiệt độ được cho là sốt khi chúng ta đo ở hậu môn, tai của trẻ và cho ra kết quả trên 38 độ, còn kẹp nách hoặc miệng mà cho ra chỉ số trên 37,5 độ thì bố mẹ cần nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám, chữa trị kịp thời.

Đo nhiệt độ sai cách

Khi sốt, trẻ thường quấy khóc nên cha mẹ hay chọn cách đo nhiệt độ bằng dụng cụ có tia hồng ngoại. Cách đo này được cho là không mấy khả quan vì rất dễ sai số do phải phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật do cũng như chất lượng sản phẩm.

Đo nhiệt độ sai cách
Dụng cụ đo nhiệt độ cơ thể bằng tia hồng ngoại được cho là không hoàn toàn chính xác

Việc đo bằng tia hồng ngoại chỉ giúp ích trong việc chẩn đoán trẻ có sốt hay không chứ chưa đánh giá chính xác nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nhiệt độ sốt lại đóng vai trò quan trọng để các bác sĩ xác định và tiên lượng bệnh một cách cụ thể.

Cách đo chính xác nhất là dùng cây cặp nhiệt độ điện tử và tiến hành đo ở những vùng khác nhau trên cơ thể tùy theo từng độ tuổi, cụ thể như:

  • Trẻ sơ sinh tới 2 tuổi: Bố mẹ có thể đo nhiệt độ của hậu môn, nách để xác định trẻ đang sốt hay là không.
  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Bố mẹ nên đo nhiệt độ tại hậu môn vì đây là sự lựa chọn ưu tiên, nếu không được thì phụ huynh hãy đo ở nách.
  • Trẻ trên 5 tuổi: Bố mẹ hãy đo nhiệt độ ở miệng.

Dùng thuốc hạ sốt chưa phù hợp

Khi trẻ bị sốt cao, bố mẹ thường cảm thấy lo lắng và không biết con mình có bị mắc bệnh gì hay không. Đặc biệt là các trường hợp trẻ từng xuất hiện tình trạng co giật lại càng khiến phụ huynh thêm phần sốt ruột hơn, từ đó dẫn tới việc tìm mọi cách để hạ sốt cho con.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh việc co giật ở trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau chứ không hẳn do sốt cao. Những nguyên nhân điển hình là: tốc độ tăng thân nhiệt, loại virus gây bệnh, di truyền,…

Dùng thuốc hạ sốt chưa phù hợp
Việc dùng thuốc hạ sốt chưa phù hợp sẽ khiến tình trạng bệnh của con không được cải thiện

Do đó, không phải trường hợp sốt cao nào cũng bị co giật, việc uống thuốc hạ sốt cũng chẳng có khả năng ngăn ngừa tình trạng trên. Nếu trẻ được chẩn đoán sốt co giật lành tính thì hoàn toàn không để lại di chứng gì gây tổn thương đến não hay động kinh cao.

Các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể đạt từ 39 độ trở lên.

Dùng thuốc hạ sốt kết hợp từ nhiều loại khác nhau hoặc sai liều lượng

Loại thuốc hạ sốt thông dụng khá an toàn đối với trẻ nhỏ là paracetamol hay acetaminophen, liều lượng từ 10 – 15mg/kg mỗi 4 – 6 giờ và không dùng quá 5 liều trong 24 giờ. Bên cạnh đó, Ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt nhanh, kéo dài hơn paracetamol, nhưng lại không được sử dụng khi bệnh nhân bị mắc bệnh thủy đậu hoặc sốt xuất huyết,…

Dùng thuốc hạ sốt kết hợp từ nhiều loại khác nhau hoặc sai liều lượng
Uống thuốc hạ sốt phải có sự chỉ định của bác sĩ, chuyên gia

Tốt nhất, bố mẹ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho con khi có sự chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh cũng chú ý không kết hợp 2 loại hạ sốt trong 1 đợt bệnh. Đường uống với đường tọa dược paracetamol đều như nhau, do đó đã nhét hậu môn thì không uống thêm khi chưa đủ từ 4 – 6 giờ.

Tích cực lau mát để hạ sốt

Lau mát chỉ có tác dụng hạ sốt tạm thời, tuy nhiên việc này lại làm bé cảm thấy khó chịu, khóc hoặc giãy giụa sẽ khiến con mệt thêm. Bố mẹ nên tắm cho trẻ trong bồn nước ấm đối với những trường hợp không sử dụng được thuốc hạ sốt do ói, dị ứng.

Tích cực lau mát để hạ sốt
Bố mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm trước khi thuốc hạ sốt chưa phát huy tác dụng

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể dùng nước ấm tắm cho trẻ trong trường hợp sốt cao bứt rứt quá mức trước khi thuốc hạ sốt chưa phát huy tác dụng. Việc sử dụng miếng dán hạ sốt, trà chanh, cồn,… với mục đích giảm nhiệt độ của cơ thể trẻ đều không mang lại hiệu quả.

TIN LIÊN QUAN