Bà bầu nặn mụn có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Nghe đọc bài

Trong quá trình thai kỳ, tuyến thượng thận của phụ nữ sẽ tăng hoạt động khiến tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn, gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn tới việc hình thành mụn. Vậy bà bầu nặn mụn có ảnh hưởng tới thai nhi không? Hãy cùng Cộng đồng làm đẹp tìm ra đáp án chính xác thông qua phần nội dung bài viết bên dưới nhé!

Bà bầu nặn mụn được không?

Trước khi tìm hiểu vấn đề bà bầu nặn mụn có ảnh hưởng tới thai nhi không thì chúng ta sẽ giải đáp thắc mắc phụ nữ mang thai nặn mụn được không. Theo đó, việc nặn mụn trong giai đoạn thai kỳ là hoàn toàn bình thường, nhưng cần hạn chế thực hiện ở nhà vì dễ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Để tránh biến chứng không mong muốn, mẹ bầu nên nặn mụn ở những spa uy tín, chất lượng, có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Hoặc tốt hơn hết, bạn hãy tới bệnh viện da liễu thăm khám và điều trị.

Ngoài ra, chị em cũng nên nhớ không tự nặn mụn ở nhà vì có thể khiến nhân mụn lún sâu dưới da dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, khiến nốt mụn sưng đau trầm trọng hơn. Lúc này, mẹ bầu phải sử dụng nhiều sức để nặn mụn, dẫn tới tình trạng lỗ chân lông giãn nở gây thâm mụn hoặc sẹo lõm.

Bên cạnh đó, nếu bạn không vệ sinh tay kỹ càng trước khi nặn mụn có thể gây nhiễm trùng vết thương do lây vi khuẩn từ tay sang.

Bà bầu nặn mụn được không?
Bà bầu có thể nặn mụn 

Cách trị mụn cho bà bầu ngay tại nhà

Bên cạnh việc tìm hiểu vấn đề bà bầu nặn mụn có ảnh hưởng tới thai nhi không thì bạn cũng nên biết cách trị mụn cho phụ nữ mang thai ngay tại nhà bằng cách áp dụng một số bí quyết dưới đây:

Không chạm tay lên mặt

Việc chạm tay lên mặt có thể gây ra tình trạng nổi mụn trở lại, do đó bạn không nên tự nặn hay cậy mụn vì dễ khiến mụn lâu lành hơn, tăng nguy cơ bị thâm sẹo khi nổi mụn. 

Không chạm tay lên mặt
Không chạm tay lên mặt để nặn mụn vì dễ gây nhiễm trùng

Chọn mỹ phẩm lành tính (gốc nước)

Bạn hãy chọn các sản phẩm dưỡng da có gốc nước lành tính thay vì những loại gốc dầu. Bởi lớp dầu tự nhiên từ mỹ mỹ phẩm rất dễ tích tụ trên da, dẫn tới tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

Rửa mặt với các loại mỹ phẩm lành tính

Nên rửa mặt bằng mỹ phẩm lành tính, dịu nhẹ tối đa 2 lần mỗi ngày. Khi rửa mặt, chị em hãy dùng tay rửa, tránh sử dụng khăn mặt, miếng bọt biển hoặc các dụng cụ khác có thể gây kích ứng da.

Rửa mặt với các loại mỹ phẩm lành tính
Bà bầu chỉ nên rửa mặt với các loại mỹ phẩm lành tính

Gội đầu thường xuyên

Lớp dầu từ tóc có thể lan sang mặt gây ra mụn ở phần trán. Nếu tóc của bạn hay bị bết dầu thì hãy gội thường xuyên hơn, không để tóc mái làm dính lớp dầu trên da mặt.

Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Các thực phẩm nhiều đường dễ khiến cho da của bạn bị nổi mụn nhiều hơn. Vì thế, bạn hay ăn những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp như rau, đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…

Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để hạn chế bị mụn

Kiên trì điều trị mụn

Việc trị mụn có thể mất vài tuần, vài tháng mới mang lại hiệu quả tối ưu. Do đó, bạn đừng nóng vội hay thay đổi nhiều phương pháp điều trị mụn vì rất dễ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi da.

Chăm sóc da phù hợp

Nên sử dụng các loại chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa paraben hoặc cồn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh dùng sản phẩm gây kích ứng da, làm khô da khiến mụn trở nên trầm trọng hơn.

Chăm sóc da phù hợp
Chăm sóc da bằng những sản phẩm không chứa paraben hoặc cồn

Bảo vệ làn da trước ánh nắng 

Nếu bạn để làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng thường xuyên có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn, dẫn tới nguy cơ ung thư da. Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị mụn cũng góp phần làm tăng độ nhạy cảm cho da khi gặp tia cực tím. 

Chính vì thế, bạn nên hạn chế việc tắm nắng, hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, đeo khẩu trang và đội nón mỗi khi ra ngoài trời. 

Nhìn chung, đáp án chính xác của câu hỏi bà bầu nặn mụn có ảnh hưởng tới thai nhi không đó chính là “không”. Tuy nhiên, nếu bạn tự ý thực hiện ngay tại nhà thì rất dễ xảy ra rủi ro như nhiễm trùng, sưng đau hoặc để lại thâm sẹo. 

TIN LIÊN QUAN