Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy bối rối mỗi khi mua cua biển vì không biết làm cách nào để phân biệt cua thịt với cua gạch, bởi vẻ ngoài của chúng khá giống nhau. Đừng lo lắng, hãy tham khao ngay bài viết bên dưới và áp dụng một cách hiệu quả nhé!
Việc chọn lựa những con cua tươi, ngon, đúng với loại mình cần mỗi khi đi chợ không phải là điều đơn giản. Vật làm sao để phân biệt cua thịt với cua gạch nhằm mua đúng với loại mình muốn, phù hợp theo sở thích cũng như món ăn định chế biến?
Hướng dẫn cách phân biệt cua thịt với cua gạch
Nhiều người thích cua thịt vì chúng có vị ngọt đậm, chắc nịch, phần khác lại chỉ chuộng cua gạch bởi phần gạch béo ngậy vàng óng. Nhìn chung, việc phân biệt từng loại cua không quá phức tạp nếu như bạn biết chú ý tới một số đặc điểm nổi bật sau:
Yếm cua
Đây là phần nằm ở dưới bụng, nơi dễ dàng cảm nhận được đặc điểm bên trong con cua, giúp chúng ta xác định cua thịt hoặc cua gạch dựa theo từng đặc điểm như:
- Với cua gạch, phần yếm có màu hơi cam nhạt hoặc vàng, dấu hiệu này cho thấy bên trong chứa đầy gạch. Nếu bóp nhẹ vào yếu thấy cứng, chắc tay thì hãy ưu tiên chọn mua. Bên cạnh đó, yếm cua gạch thường bầu tròn to, thường ôm trứng khi tới mùa sinh sản nên rất dễ nhận diện.
- Với cua thịt, phần yếm thường trông trắng nhẵn, không quá nổi bật, khi bóp sẽ thấy thịt hơi mềm, không có cảm giác nặng tay như cua gạch. Nếu quan sát thất yếm cua là hình tam giác nhọn thì cua thuộc giống đực, thịt chắc, thơm ngọt, ít hoặc không chứa gạch.
Trọng lượng
Cua gạch thường nặng hơn cua thịt so với cùng kích thước nhờ có lớp gạch bên trong. Khi cầm lên sẽ có cảm giác chắc tay, không nhẹ bẫng như cua thịt.
Cua thịt thường nhẹ hơn, nhưng nếu như phần mai chắc và nặng tay thì thịt ở trong vẫn đầy đặn mà không bị óp.
Dựa vào phần càng và chân cua
Phân chân với càng cũng là yếu tố nổi bật giúp chúng ta nhận diện. Cua thịt thường có chân và càng to, chắc khỏe hơn cua gạch nhiều.
Ngược lại, cua gạch nổi bật với phần chân thon, nhỏ hơn vì năng lượng tập trung ở lớp gạch bên trong thay vì phục vụ vào việc phát triển kích thước các chi. Khi bạn ấn nhẹ vào cuối chân hoặc bóp càng cua thịt, bạn sẽ cảm thấy được sự cứng cáp, điều này cho thấy thịt cua đầy và dày.
Quan sát sau quá trình chế biến
Nếu bạn vẫn chưa thể phân biệt cua thịt và cua gạch từ trước thì có thể nhận biết sau khi chế biến xong. Cua gạch nổi bật với lớp gạch vàng cam hoặc đỏ sẫm, mùi hương béo ngậy, tạo cảm giác hấp dẫn, gạch bám ở mai và một số phần thịt.
Trong khi đó, cua thịt thường không có gạch nhưng lại sở hữu phần thịt chắc, ngọt đậm đà. Đây cũng là dấu hiệu nổi bật giúp bạn dễ dàng nhận biết.
Bí quyết chọn lựa cua tươi ngon
Dù bạn mua cua thịt hay cua gạch thì vẫn phải đảm bảo yếu tố tươi ngon. Để làm được điều đó, bạn hãy áp dụng theo những bí quyết cơ bản sau:
- Ưu tiên những con cua còn sống, di chuyển linh hoạt mỗi khi chạm vào. Cua càng khỏe thì thịt của chúng càng ngon và chắc thịt.
- Kiểm tra phần mai cua nếu thấy cứng, không móp méo thì đây chính là dấu hiệu cho thấy cua chắc thịt.
- Tránh chọn những con cua có càng hoặc chân bị rụng, bởi đây là dấu hiệu cho thấy cua yếu hoặc đã để lâu.
Việc xác định cua thịt, cua gạch để chọn lựa đúng loại sẽ giúp món ăn trở nên thơm ngon hơn vì nguyên liệu phù hợp với từng mục đích chế biến. Cua gạch phù hợp nấu lẩu, rang me, hấp còn cua thịt thích hơn cho món xào, nấu canh, chiên. Đừng quên theo dõi Cộng đồng làm đẹp và khám phá thêm nhiều bí quyết thú vị khác trong cuộc sống nhé!