Bụng bầu căng cứng gây khó chịu có sao không? Cách khắc phục

Nghe đọc bài

Bụng bầu căng cứng gây khó chịu là hiện tượng khá phổ biến nhưng không hẳn mẹ nào cũng thực sự hiểu rõ, dẫn tới việc hình thành tâm lý âu lo. Hãy cùng Cộng đồng làm đẹp khám phá nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!

Không chỉ lo lắng cho thể chất bản thân, trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu còn cực kỳ quan tâm tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Mọi sự biến đổi bên trong cơ thể dù nhỏ nhất cũng khiến bà bầu cảm thấy lo lắng.

Bụng bầu căng cứng gây khó chịu có sao không?
Bụng bầu căng cứng gây khó chịu là hiện tượng khá phổ biến

Hơn nữa, bụng bầu căng cứng gây khó chịu hoặc bà bầu bị cứng bụng dưới chính là những biến đổi mà nhiều mẹ bầu thường gặp phải nhất. Vậy nguyên nhân nhân xuất phát từ đâu? Cùng Cộng đồng làm đẹp tìm hiểu ở phần nội dung sau.

Nguyên nhân gây ra tình trạng bụng bầu căng cứng khó chịu, cách khắc phục

Bụng bầu căng cứng gây khó chịu hoặc cứng ở bụng dưới có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Bụng bầu căng cứng gây khó chịu vì tử cung lớn dần

Trong 3 tháng đầu, thai nhi còn nhỏ nên các mẹ sẽ không cảm nhận được gì. Tuy nhiên, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2 thì em bé lớn dần, tử cung dần lớn lên để thích nghi với tốc độ phát triển của đứa bé trong bụng.

Bụng bầu căng cứng gây khó chịu vì tử cung lớn dần
Tử cung lớn dần sẽ làm tăng áp lực cho bàng quang, trực tràng và cả thành bụng, gây khó chịu

Sự phát triển ngày một lớn của thai nhi bên trong tử cung sẽ làm tăng áp lực cho bàng quang, trực tràng và cả thành bụng. Hiện tượng bầu cứng ở bụng dưới cũng xuất hiện ngày càng rõ rệt hơn.

Bụng bầu căng cứng gây khó chịu vì khung xương thai nhi phát triển

Thai nhi nằm gọn bên trong tử cung ngày một lớn dần chính là nguyên nhân khiến bụng bầu căng cứng, khó chịu. Lúc này, khung xương của thai nhi đang bắt đầu phát triển cũng như tăng dần về kích thước.

Bụng bầu căng cứng gây khó chịu vì khung xương thai nhi phát triển
Khung xương thai nhi phát triển cũng là nguyên nhân khiến bụng bầu căng cứng, khó chịu

Do đó, mỗi lần bé cử động hoặc quẫy đạp thì mẹ bầu sẽ cảm nhận từng cơn gò nhẹ rất rõ. Tuy nhiên, dấu hiệu này lại cho thấy thai nhi đã cứng cáp hơn nhiều đấy!

Bụng bầu căng cứng do cân nặng

Không chỉ bắt nguồn từ thai nhi, yếu tố cân nặng của mẹ bầu cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bụng dưới căng tức. Mẹ bầu gầy, người mỏng và bụng ít mỡ thường có cảm giác bị căng cứng sớm hơn những trường hợp tăng cân.

Bụng bầu căng cứng do cân nặng
Mẹ bầu thường cảm thấy những cơn gò bụng từ 3 tháng cuối nếu tăng cân

Mẹ bầu thường cảm thấy những cơn gò bụng từ 3 tháng cuối nếu tăng cân nhiều hơn trong khoảng thời gian này.

Bụng bầu bị cứng bụng dưới do táo bón

Khoảng thời gian mang thai, mẹ bầu thường được khuyên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thai nhi. 

Tuy nhiên, nếu không đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý hoặc có sự chèn ép của tử cung lên phần trực tràng sẽ tìm ẩn nguy cơ mắc các bệnh rối loạn hệ bài tiết như táo bón. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao mẹ bầu bị căng tức bụng sau khi ăn.

Bụng bầu bị cứng bụng dưới do táo bón
Mẹ bầu cũng cần chú ý đảm bảo việc ăn uống, sinh hoạt điều độ mỗi ngày, không nên ngồi lâu 1 chỗ

Có thể mẹ bầu sẽ không biết, tình trạng này cũng chính là 1 trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bụng bầu căng cứng, khó chịu.

Nhằm hạn chế tình trạng trên, bà bầu cần ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Hơn nữa, mẹ bầu cũng cần chú ý đảm bảo việc ăn uống, sinh hoạt điều độ mỗi ngày, không nên ngồi lâu 1 chỗ.

Tâm trạng hay thay đổi sẽ khiến bụng bầu căng cứng, khó chịu

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ bầu không chỉ thay đổi sinh lý, hình dáng mà còn là những biến đổi liên quan tới tâm lý hằng ngày. Do đó, việc giữ tâm trạng được cân bằng, ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực tới thai nhi, tránh tình trạng bụng bầu bị căng cứng khó chịu.

Tâm trạng hay thay đổi sẽ khiến bụng bầu căng cứng, khó chịu
Giữ tâm trạng được cân bằng, ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực tới thai nhi

Việc mang trong mình một sinh linh bé bỏng chính là thiên chức của người mẹ. Thay vì quá lo lắng, bạn hãy thả lỏng cơ thể, giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái để thai nhi được phát triển ổn định nhất có thể.

Mỗi ngày, mẹ bầu hãy dành chút thời gian thư giãn và trò chuyện cùng thai nhi. Bà bầu khỏe mạnh thì đứa bé mới phát triển thuận lợi được nhé!

Bà bầu bị căng cứng bụng cần phải làm gì?

Ngoài những cách hạn chế tình trạng bụng căng cứng gây khó chịu khi mang thai thì mẹ bầu cũng cần thực hiện thêm các lưu ý dưới đây:

  • Thực hiện các bài tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của thai kỳ.
  • Giữ cho tâm trạng được thoải mái, thường xuyên trò chuyện vui vẻ với chồng và người thân.
  • Tuân thủ lịch trình khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh xa các hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như thuốc nhuộm, uốn tóc, sơn móng tay,…
  • Hạn chế tham gia những hoạt động tiếp xúc với hóa chất như sơn móng tay, uống và nhuộm tóc.
Bà bầu bị căng cứng bụng cần phải làm gì?
Mẹ bầu cần tuân thủ lịch trình khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Bụng bầu bị căng cứng gây khó chịu có sao không?

Bụng bầu bị căng cứng, tức bụng dưới không hẳn là trường hợp nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu mang thai ở tuần thứ 8, bụng căng cứng và đau ở bụng dưới, lưng dưới, tiết dịch âm đạo bất thường,… bạn hãy nhanh chóng tìm đến bệnh viện để được kiểm tra, chữa trị kịp thời.

Bụng bầu bị căng cứng gây khó chịu có sao không?
Bụng bầu bị căng cứng không hẳn là trường hợp nguy hiểm

Trên thực tế, dấu hiệu bụng bị căng cứng, khó chịu có thể xảy ra do tâm trạng thay đổi, cân nặng hoặc táo bón. Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi gặp phải những cơn gò cứng bụng nhẹ. Nếu xuất hiện triệu chứng bụng căng cứng kèm các dấu hiệu nguy hiểm như đau lưng, chuột rút, chảy máu âm đạo,… thì bà bầu hãy sắp xếp đến ngay bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

TIN LIÊN QUAN