Cách bảo vệ trẻ tránh khỏi các căn bệnh truyền nhiễm

Nghe đọc bài

Dạy trẻ có những thói quen đơn giản mỗi ngày sẽ giúp phòng tránh một số căn bệnh truyền nhiễm như viêm phổi phế quản, cúm A/B, viêm phổi, tay chân miệng, nhiễm trùng đường ruột,… 

Nhiều bệnh lý nguy hiểm khiến bạn dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường như: sốt xuất huyết, viêm phổi cấp, viêm họng cấp,… Do đó, nếu bố mẹ không cẩn trọng trong việc chăm sóc bản thân đúng cách có thể gây nguy hiểm cho con trẻ. 

Mặc dù bố mẹ không thể bảo vệ trẻ tránh khỏi hoàn toàn các căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, thế nhưng bạn vẫn có thể giúp trẻ phòng ngừa bằng cách hướng dẫn chúng hình thành những thói quen sau đây:

Tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, rửa tay chính là biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở độ tuổi còn đi học. Thói quen này cũng sẽ góp phần ngăn ngừa sự lây lan của những căn bệnh thông thường như cảm cúm, đau mắt đỏ, cảm lạnh cùng nhiều bệnh lý lây nhiễm khác. 

Do trẻ em thường dành nhiều thời gian sinh hoạt cùng nhau trong suốt năm học, nên việc khuyến cáo rửa tay thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng. Dạy con rửa tay trước lúc ăn, sau khi hỉ mũi và đi vệ sinh sẽ giúp đánh bay các loại vi khuẩn gây hại. 

Tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ
Tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở độ tuổi còn đi học

Dạy con rửa tay đúng cách

Nếu trẻ chỉ để tay vào vòi nước trong thời gian ngắn thì đó không gọi là rửa tay, không phát huy hiệu quả phòng bệnh. Do đó, trẻ cần được nắm bắt việc rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của bố mẹ để đảm bảo diệt vi khuẩn bằng nước sạch kết hợp với xà phòng diễn ra hiệu quả. 

Hướng dẫn cách hắt hơi, ho đúng cách cho trẻ

Virus cúm lan truyền thông qua đường không khí, ẩn chứa trong các giọt nước bọt khi ai đó hắt hơi hoặc ho. Do đó, bố mẹ hãy dạy cho trẻ biết cách che miệng, mũi bằng khăn giấy, ho hay hắt hơi vào vị trí bên trong phần khuỷu tay để đảm bảo không phát tán virus. 

Một nghiên cứu cho thấy, hầu hết mọi người đều che mũi hoặc miệng bằng chính bàn tay của mình. Thực tế, đây là thói quen không tốt, có thể dễ gây bệnh cho người khác. 

Hướng dẫn cách hắt hơi, ho đúng cách cho trẻ
Hướng dẫn cách hắt hơi, ho đúng cách cho trẻ để không phát tán virus, vi khuẩn gây bệnh

Hướng dẫn trẻ tránh chạm vào mũi, mắt, miệng 

Nếu trẻ chạm tay hoặc bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể người bị cảm cúm hoặc các căn bệnh lây nhiễm khác, sau đó lại chạm lên mắt, mũi và miệng của mình thì virus có thể xâm nhập, gây bệnh cho trẻ. 

Một số căn bệnh lây nhiễm như đau mắt đỏ, cảm cúm cũng có thể lây nhiễm khi trẻ chạm một vật đã được sờ hoặc tiếp xúc bởi người bị mắc bệnh rồi chạm tay lên mắt, mũi, miệng của mình. 

Khuyên trẻ không nên chia sẻ đồ dùng và ly tách với bạn bè ở lớp học

Thông thường, trẻ em hay thích chia sẻ đồ dùng, những món đồ chơi yêu thích và cả ly tách với bạn bè. Tuy nhiên, điều này có thể tìm ẩn nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm, nhất là trong mùa lạnh thường hay xuất hiện các dịch bệnh liên quan tới đường hô hấp. 

Virus, vi khuẩn có thể dễ dàng lây truyền qua nước bọt, do đó đây là một hình thức chia sẻ mà bố mẹ nên khuyên con tránh thực hiện để bảo vệ sức khỏe của bản thân. 

Khuyên trẻ không nên chia sẻ đồ dùng và ly tách với bạn bè ở lớp học
Việc chia sẻ đồ chơi và ly tách với bạn bè ở lớp học cũng có thể tìm ẩn nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm

Ngoài ra, để phòng bệnh hiệu quả, bố mẹ nên tiêm đủ liều vắc xin, tuân thủ các hướng dẫn khác theo yêu cầu cơ quan chức năng, nhà trường trong quá trình học tập hoặc sinh hoạt cụ thể, điển hình như:

  • Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng và bù đủ nước để giúp cho hệ thống miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, chống chọi lại vi khuẩn gây cảm cùng một số căn bệnh lây nhiễm khác. 
  • Để trẻ tiếp xúc với ánh nắng hằng ngày từ 10 – 15 phút, đồng thời bù đủ các loại vitamin thiết yếu như: vitamin C, B, D nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Khuyên trẻ tăng cường vận động mỗi ngày, tránh ngồi lâu hoặc ngồi quá nhiều trước màn hình điện thoại/máy tính.
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc, không thức quá khuya để giúp trẻ khỏe mạnh, tập trung học tập tốt khi đến trường. Đồng thời thói quen này cũng giúp ngăn ngừa các nguy cơ rối loạn hành vi, trầm cảm ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Vừa rồi là một số thói quen mà bố mẹ nên dạy cho con cái để tránh mắc phải các bệnh truyền nhiễm khi thời tiết thay đổi thất thường. Hy vọng thông qua những gợi ý trên, bạn đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình nuôi dạy con cái!

TIN LIÊN QUAN