Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe người mẹ.
3 tháng cuối thai kỳ chính là khoảng thời gian thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất, đồng thời lúc này cơ thể mẹ bầu cũng cần nhiều dưỡng chất để chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” phía trước.
Thời điểm này, lượng calo và dinh dưỡng nạp vào cơ thể phải tương đương với 6 – 7kg thể trọng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tăng từ 6 – 7kg để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé.
Trong suốt giai đoạn thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có thể tăng lên khoảng 12kg. Đây được xem là khối lượng hợp lý để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho con và mẹ.
Nghe có vẻ khá đơn giản nhưng trên thực tế, để tăng được lượng thể trọng cần thiết thì mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
Hơn nữa, trong 3 tháng cuối, vì thai nhi đã lớn, bắt đầu chèn ép lên bàng quang, cơ hoành, dạ dày,… khiến cho cơ thể mẹ xuất hiện các triệu chứng như phù nề, mất ngủ, mệt mỏi, tiểu nhiều, chán ăn, táo bón,… Do đó, việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng dần trở nên khó khăn hơn nhiều.
Các chất dinh dưỡng, thực phẩm cần bổ sung
Chất đam
Chất đạm giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất sữa mẹ nên mẹ bầu đừng bỏ qua lượng protein trong chế độ ăn uống hằng ngày nhé!
Ở giai đoạn này, lượng đạm thực vật và động vật đều rất cần thiết cho cơ thể. Mẹ bầu có thể bổ sung bằng cách sử dụng các loại thịt, trứng, sữa, cá, hạt bí, hướng dương,…
Chất béo
Chất béo hỗ trợ quá trình phát triển não bộ của thai nhi, đồng thời giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu lượng vitamin tốt hơn. Mẹ bầu cần chú ý tới việc sử dụng những loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như: bơ, đậu phộng, dầu ô liu,…
Tinh bột
Đây là chất không thể thiếu cho cơ thể nhưng mẹ bầu cần cân nhắc không nên dùng quá nhiều trong những tháng cuối của thai kỳ. Mỗi ngày, chị em nên bổ sung lượng tinh bột vừa đủ từ ngũ cốc, gạo, sắn, khoai,… nhằm tránh gây ra tình trạng tiểu đường khi mang thai.
Chất xơ
Tháng thứ 8 của giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp một số triệu chứng như ợ nóng, táo bón, khó tiêu. Do đó, việc bổ sung chất xơ từ những loại rau, củ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể người mẹ.
Khoáng chất, vitamin
Canxi, sắt, vitamin C là những dưỡng chất cần thiết để giúp thai nhi phát triển mạnh khỏe. Bởi khi sinh con, lượng canxi từ cơ thể mẹ sẽ chuyển dần sang em bé.
Do đó, việc bổ sung canxi cho cơ thể mẹ còn giúp người mẹ giảm tối đa nguy cơ bị loãng xương. Những chất này cũng có thể bổ sung thông qua việc ăn rau xanh, hoa quả, đậu phụ.
Những loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh trong 3 tháng cuối thai kỳ
Bên cạnh những chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ thì cũng có một số loại thực phẩm mà các chị em cần hạn chế sử dụng nhằm tránh những tác động xấu tới cơ thể và thai nhi, cụ thể là:
- Các đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ
- Các loại đồ đóng hộp chứa ít chất dinh dưỡng
- Các đồ ăn ngoài hàng quán, không đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm
- Các loại đồ ăn quá mặn, còn sống hoặc chưa chín kỹ
- Các loại đồ ăn cay nóng
- Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu vua, cá mập,…
- Các loại đồ uống có chứa caffeine
Chế độ ăn uống hợp lý cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ
Chia thành nhiều bữa nhỏ
Nhằm hạn chế việc tạo áp lực lên cơ quan tiêu hóa, các mẹ hãy chia nhỏ thành 4 – 5 bữa ăn mỗi ngày. Mỗi lần ăn cách nhau khoảng 4 giờ là hợp lý nhất, đồ ăn cần chứa đủ dưỡng chất, tránh những thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ bầu.
Uống nhiều nước
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, lượng nước mà mẹ bầu cần bổ sung hằng ngày từ 2 – 2,5 lít. Việc này sẽ làm giảm các triệu chứng táo bón, hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn.
Cần lưu ý, mẹ bầu khi uống nước không nên uống quá nhiều trong cùng một lúc mà hãy dùng từng ngụm nhỏ.
Dùng thuốc bổ vừa phải
Phụ nữ mang thai nếu muốn bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể nên chọn cách nạp các chất cần thiết thông qua việc ăn uống những loại thực phẩm lành mạnh. Đặc biệt, mẹ bầu không quá lạm dụng nhiều vào thuốc bổ hay viên vitamin.
Bởi việc dùng nhiều thuốc bổ sẽ tạo áp lực lớn cho hệ tiêu hóa khiến các triệu chứng táo bón diễn ra ngày một trầm trọng hơn.
Ba tháng cuối của thai kỳ chính là thời điểm quan trọng, nhạy cảm nhất. Do đó, việc xây dựng một lối sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bà bầu “vượt cạn” thành công, hạn chế gặp những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.