Mặc dù tôi than khóc cạn nước mắt, thuyết phục và thậm chí van xin anh cứu giúp gia đình nhà vợ nhưng chồng chỉ đáp lại bằng sự hời hợt, vô tình. Sau đó, chồng còn một mực yêu cầu tôi ký giấy ly hôn, bước ra khỏi nhà chồng chỉ với 2 bàn tay trắng.
Là đứa con cả trong gia đình khó khăn nên tôi khá vất vả, từ nhỏ đã phải tự lập, phụ bố mẹ chăm em. Lớn lên vừa đi học, tôi vừa lo kiếm tiền nuôi các em ăn học. Cũng vì điều này mà mới ngoài 30 tuổi tôi mới kết hôn, lo cho hạnh phúc riêng của mình.
Tiếc rằng chồng tôi quá ích kỷ, anh lúc nào cũng đề phòng, lo vợ giấu diếm tiền gửi về nhà mẹ đẻ nên tài chính kinh tế gia đình bị siết rất chặt chẽ. Mệt mỏi nhất là sau khi sinh con, tôi nghỉ việc hẳn, chỉ chú tâm vào chăm sóc chồng con, vun vén tổ ấm, nhưng cuộc sống lại thêm phần ngột ngạt hơn.
Chồng tôi cậy bản thân làm ra tiền nên coi thường vợ ra mặt. Đối với anh, tôi chỉ là đứa ăn bám, sống dựa hơi chồng. Không những thế, anh còn thiếu tôn trọng cả nhà vợ. Bố mẹ tôi nghèo, các em vừa ra trường, công việc chưa ổn định, cứ mỗi mỗi thấy bên ngoại qua chơi thì anh lại khó chịu bảo rằng “Bản thân cô đã ăn bám chồng lại còn kéo cả nhà sang đay ăn bám theo à? Lấy cô tôi đúng là lấy cả gánh nợ”.
Bế tắc hơn là cách đây 3 năm, em trai út của tôi lại phát hiện ra mắc bệnh hiểm nghèo, cần phải nhập viện gấp để phẫu thuật. Chi phí dự kiến cho ca mổ dự kiến khoảng 150 triệu.
Bố mẹ tôi vay mượn họ hàng thân thích khoảng 80 triệu, còn 70 triệu tôi đành nhờ chồng giúp vì biết anh đang có hơn nửa tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng. Ấy vậy mà khi tôi vừa mở lời, chồng đã đỏ mặt tía tai trách mắng rằng:
“Cô xem tôi như cái cây ATM để cô thích rút tiền lúc nào thì rút à? Em cô ốm đau đã có bố mẹ lo, tôi chẳng thừa tiền cho vay vì chắc gì đã trả được. Sống với người vợ suốt ngày chỉ biết bòn rút tiền của chồng về lo cho nhà đẻ như cô tôi quá mệt mỏi rồi. Tốt nhất, tôi với cô ly hôn đi, thật sự tôi không chịu nổi nữa”.
Mặc cho tôi khóc cạn cả nước mắt, van xin, nài nỉ chồng giúp đỡ gia đình nhà vợ nhưng anh lại chỉ đáp trả bằng sự vô tình. Thậm chí, anh còn một mực yêu cầu tôi ký giấy ly hôn, bước gia khỏi nhà với 2 bàn tay trắng.
Đổ vỡ trong hôn nhân là điều rất đau đớn nhưng lại giúp tạo động lực cho tôi nỗ lực cố gắng nhiều hơn. Ngay sau khi ly dị, tôi đã xin đi làm và dần ổn định lại tài chính.
May mắn hơn là gia đình tôi cũng vay mượn được đủ số tiền lo phẫu thuật và chữa bệnh thành công cho đứa em út. Sau đó, cả nhà đều đồng tâm hiệp lực, đoàn kết bảo ban nhau làm ăn, phát triển kinh tế. Chỉ với 3 năm, chúng tôi đã mở công ty gia đình, sám xe, mua nhà, cuộc sống dư giả hơn nhiều.
Còn về chồng cũ của tôi, nghe bảo sau khi bỏ vợ thì làm ăn thất bại, vay mượn khắp nơi, cuối cùng phải rao bán nhà. Biết tin ấy, tôi đã chủ động nhờ người liên hệ mua lại để rồi ngay cái hôm gặp mặt làm hợp đồng, vừa thấy tôi xuất hiện, anh ta không giấu nổi vẻ bàng hoàng, luống cuống.
Bởi anh ta không ngờ người đứng ra mua căn nhà hơn 7 tỷ này lại chính là vợ cũ, người mà anh đã từng khinh thường, coi như hạng ăn bám, chẳng làm nên tích sự gì. Cũng đúng hôm ấy, chồng cũ nói lời xin lỗi, mong tôi bỏ qua những cư xử quá đáng trước đây.
Dù vậy nhưng thực lòng thì từ lâu tôi đã không còn hận anh, ngược lại tôi nên cảm ơn quá khứ tủi hờn đó, vì nó giúp tôi quyết làm lại cuộc đời. Cũng qua đổ vỡ hôn nhân, tôi mới nhận ra rằng bản thân có thể sống độc lập, tự chủ cuộc đời mình mà chẳng cần phải nương nhờ vào bất cứ ai.