Đau mỏi cơ có thể liên quan tới dây chằng, màng cơ, các mô mềm kết nối cơ xương. Trong đó, tình trạng đau mỏi cơ khi vận động, tập luyện thể thao hoặc làm việc nhà diễn ra khá phổ biến, gây khó chịu, dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi cơ khi vận động
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi cơ khi vận động bao gồm:
- Do cơ bắp thường xuyên hoạt động, chèn ép hệ mạch trong khi vận động gây ra tình trạng thiếu hụt tổng hợp men ATP (nguồn năng lượng của cơ thể) làm chậm trễ quá trình dẫn truyền các tín hiệu của tế bào cơ. Điều này sẽ dẫn tới việc làm giảm độ pH ở các sợi cơ, mất cali, đau hoặc chuột rút.
- Do rối loạn hệ thần kinh, nội tiết, các cơ quan điều khiển và chi phối mọi hoạt động về thể chất lẫn tinh thần của toàn bộ cơ thể.
- Do một số bệnh lý như đau dây thần kinh, nhược cơ, đau thần kinh ngoại biên, đau xơ cơ, thoát vị đĩa đệm,…
Ngoài ra, những vận động thường ngày cũng có thể gây ra tình trạng đau mỏi cơ, đau vai gáy, đau mỏi cơ bắp, đau cứng cổ như:
- Làm việc lao động chân tay hoặc mang vác nặng
- Làm việc quá sức
- Tập luyện thể dục thể thao cường độ nặng trong thời gian dài hoặc sai tư thế
- Nằm và ngồi không đúng tư thế hoặc vận động ít
Trường hợp nên đến gặp bác sĩ
Tình trạng đau mỏi cơ do vận động thường sẽ thuyên giảm với nhiều phương pháp có kiểm soát ngay tại nhà như: nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau (acetaminophen). Tuy nhiên, bạn nên tới cơ sở y tế kịp thời nếu xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Cơn đau không thuyên giảm sau vài ngày điều trị tại nhà, kể cả việc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
- Đau mức độ nhiều, không rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu
- Xuất hiện tình trạng ban da
- Có dấu hiệu côn trùng đốt
- Vùng đau sưng nề và tấy đỏ
- Kèm theo đau khớp, cảm thấy mình bị yếu cơ hoặc mất trương lực cơ
- Sốt
- Mệt mỏi kéo dài
- Chóng mặt, khó thở
Cách phòng ngừa tình trạng đau mỏi cơ mỗi khi vận động
Để phòng ngừa tình trạng đau mỏi cơ xảy ra trong quá trình vận động thì bạn nên hạn chế, kiểm soát các nguyên nhân và nguy cơ:
- Trước khi mang vác nặng hoặc tập luyện cần làm nóng cơ thể, khởi động trước và sau khi vận động nhằm kích thích tuần hoàn ngay tại chỗ, tăng khả năng linh hoạt, giảm căng cơ để cung cấp nhiều oxy cho cơ bắp, giảm quá trình sản xuất axit lactic, hạn chế tích tụ axit lactic
- Cần tuân thủ quá trình tập luyện, sinh hoạt đúng tư thế và thường xuyên vận động để gia tăng sự dẻo dai của cơ bắp, xương khớp
- Chỉ nên vận động vừa sức, có thời gian nghỉ ngơi thích hợp để tạo điều kiện cho cơ bắp hồi phục
- Bổ sung đủ nước nhằm bù lại lượng nước đã mất khi vận động, đồng thời loại bỏ axit lactic bên trong cơ thể nhằm giảm tình trạng đau cơ, ngăn ngừa chuột rút cơ bắp
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ bao gồm: đường, vitamin, khoáng chất, đạm, béo, thực phẩm giàu magie giúp ngăn ngừa và giảm đau, co thắt cơ do tích tụ axit lactic, tăng cường sản xuất năng lượng, giúp cơ bắp nhận về lượng oxy cần thiết khi vận động
- Điều trị sớm những bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh ngoại biên, đau xơ cơ, nhược cơ hoặc đau dây thần kinh tọa chính là cách phòng bệnh hiệu quả
Làm gì nếu bị đau mỏi cơ trong lúc vận động?
Theo các chuyên gia đầu ngành về xương khớp, nếu trong lúc vận động mà bạn bị đau mỏi cơ thì có thể áp dụng ngay những biện pháp sau đây:
- Chườm lạnh sẽ giúp máu lưu thông chậm, giảm nhanh tình trạng đau mỏi hiệu quả. Biện pháp này phù hợp với những vùng bị sưng, nóng nhiều sau vận động
- Dùng thuốc giảm đau không cơ đơn (paracetamol, ibuprofen) cũng sẽ cải thiện cảm giác khó chịu nhanh chóng, hiệu quả
Nhìn chung, việc dự trữ sẵn trong nhà các loại thuốc không kê đơn để phòng ngừa trường hợp những cơn đau cấp tính xảy ra như đau vai, đau cơ, đau lưng là điều rất cần thiết. Hy vọng thông qua nội dung trên của Cộng đồng làm đẹp, bạn sẽ biết cách chăm sóc tốt cho hệ xương khớp, đồng thời khắc phục nhanh tình trạng đau mỏi cơ.