Phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo không nên chạy bộ hay vận động mạnh. Thực chất, đây bộ là hoạt động thể dục an toàn đối với mẹ bầu, ngoại trừ trường hợp bác sĩ khuyên bạn từ bỏ thói quen trên. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé, chị em cần hết sức cẩn trọng trong quá trình chạy nhảy.
Bà bầu chạy nhảy có làm sảy thai hay không?
Chạy bộ chậm, nhẹ nhàng thường an toàn đối với mẹ bầu nếu các bác sĩ không yêu cầu hạn chế hoặc từ bỏ hoạt động này. Hiện cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy việc chạy bộ hay tập thể dục trong giai đoạn thai kỳ gây sẩy thai và sinh non.
Tuy nhiên, điều mà các chị em đang thắc mắc mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai hay không đó là cần phải hết sức thận trọng, tốt nhất không nên chạy nhanh, vận động mạnh hay chạy đường dài trong giai đoạn thai kỳ
Bên cạnh đó, chị em cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành chạy bộ hoặc chơi bất kỳ môn thể thao nào trong suốt giai đoạn thai kỳ nếu có tiền sử sinh non, sảy thai, cổ tử cung ngắn,… hoặc các vấn đề liên quan tới sức khỏe khác.
Chạy bộ trong giai đoạn thai kỳ có thể gây ra những rủi ro gì?
Chạy bộ có thể gây ra nhiều áp lực dồn lên các khớp của chúng ta. Trong khi đó, cơ thể mẹ bầu lại xuất hiện những thay đổi bất thường, đặc biệt là khớp xương bắt đầu lỏng lẻo hơn. Chính vì vậy, khả năng phụ nữ đang mang thai bị tổn thương do chạy bộ cao hơn so với người không mang thai.
Nói cách khác, dù chị em chẳng cần phải lo lắng đến vấn đề mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai hay không thì cũng nên cẩn trọng khi chạy bộ trong suốt quá trình thai kỳ nhằm tránh gặp những sự cố ngoài ý muốn, nhất là các trường hợp sau:
Trước khi mang, mẹ bầu là người không quen chạy nhảy
Vì trước đây bạn chưa từng hoạt động mạnh, chưa quen chạy bộ nên các khớp sẽ không thích ứng kịp trước tác động của việc chạy nhảy. Do đó, khi mang thai, mẹ bầu cần hạn chế chạy bộ, nhưng chị em cũng có thể thực hiện đi bộ, đạp xe chậm tại chỗ hoặc bơi lội.
Trước khi mang thai, mẹ bầu là người thường xuyên chạy bộ
Nếu đã quen với việc chạy bộ và muốn duy trì thói quen này khi mang thai thì hoạt động chạy nhảy có thể mang đến nhiều lợi ích cho tim, phổi của chị em. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
- Duy trì cường độ tập luyện ở mức vừa phải và chậm
- Đừng quên khởi động, hạ nhiệt trước và sau khi tập thể dục, thể thao
Bên cạnh tìm hiểu vấn đề mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai hay không thì chị em cũng cần nắm bắt những yếu tố gây ảnh hưởng tới thai nhi để tránh xảy ra những tình huống không mong muốn cho cả mẹ và bé nhé!
Mẹ bầu là vận động viên chạy thì có làm sảy thai không?
Nếu là vận động viên thì mẹ bầu có thể tiếp tục tập luyện trong giai đoạn thai kỳ nếu như được bác sĩ đồng ý. Tuy nhiên, chị em cần nói chuyện với huấn luyện viên về việc bản thân mang thai nhằm giảm bớt cường độ luyện tập.
Hơn nữa, bạn cũng nên nhớ rằng ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều nước để tránh cơ thể cảm thấy quá nóng. Nếu đang bị đau hay khó chịu, thậm chí là xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì hãy dừng việc tập luyện ngay. Tránh cố gắng quá sức, nghỉ ngơi điều độ khi bụng bầu bắt đầu to lên.
Bà bầu chạy bộ ra sao thì mới đảm bảo an toàn cho thai kỳ?
Nhằm tránh nguy cơ chấn thương khi chạy bộ, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn cho thai kỳ:
- Dùng đường chạy bộ hoặc máy chạy bộ: Điều này sẽ giúp mẹ bầu hạn chế gặp những rủi ro không đáng có so với việc chạy trên đường.
- Chạy trên mặt đất bằng phẳng: Khi bụng lớn dần, khả năng giữ thăng bằng cũng sẽ bị ảnh hưởng do trọng tâm thay đổi. Do đó, mẹ bầu cần chạy trên mặt đất bằng phẳng để giảm nguy cơ bị té ngã.
- Tập trung vào kỹ thuật, không nên chạy nhanh: Bạn chỉ cần chạy chậm ở mức vừa phải, nếu thấy mệt thì hãy ngồi xuống nghỉ ngơi, đừng ép bản thân cố gắng chạy nhảy.
- Tập trung khi chạy: Lúc chạy bộ, mẹ bầu không nên nói chuyện, chọn những nơi đường thông thoáng nhằm tránh việc gây xao nhãng, vấp té.
- Tránh việc nghe nhạc khi chạy: Điều này sẽ giúp mẹ bầu tập trung khi chạy, nghe được tiếng còi xe phía sau.
- Uống nước đúng cách: Mẹ bầu nên uống 250ml – 300ml nước trong khoảng 30 trước và sau khi chay bộ.
- Chuẩn bị trang phục chạy bộ: Mang giày thể thao, áo quần thoải mái, dễ thấm hút khi chạy bộ.
- Chạy dưới thời tiết mát mẻ: Tránh việc chạy bộ dưới trời nóng khi mang thai, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên. Bởi vì khi trời oi bức sẽ gây hại cho thai nhi.
- Chạy bộ quãng đường ngắn, khi mệt cần nghỉ ngơi không nên ráng
Mẹ bầu khi chạy bộ trong tam cá nguyệt thứ ba cần lưu ý điều gì?
Trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu có thể thấy tốc độ chạy của bản thân chậm lại do bụng ngày càng to hơn. Khi ấy, bạn hãy lắng nghe cơ thể, nếu thấy đang kiệt sức thì hãy nghỉ ngơi kịp thời nhé!
Mặc dù việc chạy bộ khi mang bầu không gây sảy thai, nhưng khi chị em nhận thấy xuất hiện cơn đau bất thường nào thì hãy ngừng tập và nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám sức khỏe.
Nội dung trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn việc mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai hay không. Theo dõi Cộng đồng làm đẹp để cập nhật thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe toàn diện cho suốt quá trình mang thai của mình nhé!