Mẹ bỉm ăn lựu được không? Những lưu ý cần nắm khi ăn lựu

Nghe đọc bài

Lựu là loại quả quen thuộc được rất nhiều người ưa thích nhờ hương vị thơm ngon, ngọt thanh và giàu chất dinh dưỡng. Vậy phụ nữ sau sinh có ăn lựu được không? Những trường hợp nào không nên sử dụng lựu? Dưới đây, Cộng đồng làm đẹp sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin hữu ích liên quan tới vấn đề này.

Giá trị dinh dưỡng của quả lựu

Trước khi tìm hiểu vấn đề phụ nữ sau sinh có ăn lựu được không thì hãy cùng Cộng đồng làm đẹp khám phá thành phần dinh dưỡng của loại trái cây này.

  • Vitamin B9: Giúp thúc đẩy quả trình sản sinh tế bào máu, hỗ trợ não bộ phát triển, giảm stress sau khi sinh.
  • Giàu axit folic: Giúp hỗ trợ quá trình sản xuất, phát triển và phân chia các tế bào. Ngoài ra còn ngăn chặn những biến đổi DNA dẫn tới nguy cơ ung thư.
  • Magie: Rất tốt cho hệ thần kinh, tim mạch, đồng thời duy trì huyết áp ở mức ổn định.
  • Canxi: Tăng cường chức năng của tủy xương, răng và tóc. Bên cạnh đó, lựu còn giúp hạn chế nguy cơ dị ứng sau sinh.
  • Sắt: Tăng cường sản sinh máu, giảm nguy cơ thiếu máu, duy trì cân nặng ở mức ổn định.
  • Kali: Thúc đẩy quá trình lưu thông máu nhờ hàm lượng kali cao hơn hẳn so với các loại trái cây khác.
  • Natri: Giúp đảm bảo quá trình hoạt động của thận và hệ thần kinh diễn ra ổn định.
  • Tác dụng lợi khuẩn: Lượng chất kháng khuẩn tự nhiên bên trong quả lựu có tác dụng điều trị chứng rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn hoặc virus. Bên cạnh đó, lựu còn giúp cơ thể loại bỏ những yếu tố độc hại.
Giá trị dinh dưỡng của quả lựu
Lựu chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể

Phụ nữ sau sinh có ăn lựu được không?

Trên thực tế, thời điểm sau sinh, cơ thể mẹ bỉm còn rất yếu, vì cho con bú nữa nên thực đơn cần phải kiểm soát một cách tốt nhất. Với thắc mắc phụ nữ sau sinh có ăn lựu được không thì đáp án chính là “Có”. 

Phụ nữ sau sinh có ăn lựu được không?
Mẹ bỉm hoàn toàn có thể ăn lựu

Mẹ bỉm hoàn toàn có thể ăn lựu vì loại thực phẩm này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đơn cử như:

  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Lựu chứa polyphenol, chất xơ, chất chống oxy hóa cùng nhiều dưỡng chất giá trị. Những chất này giúp ngăn ngừa căn bệnh tim mạch, hạn chế nồng độ chất béo gây hại. Việc ăn lựu cũng sẽ phát huy công dung kích thích cơ thể sản sinh máu, ổn định cân nặng ở mẹ bầu.
  • Ngăn ngừa và phòng chống ung thư: Lựu có khả năng ức chế quá trình hình thành và phát triển của các tế bào ung thư cũng như khối u bên trong cơ thể.
  • tốt cho mẹ bầu: Lựu giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bỉm sau sinh nhờ hàm lượng dưỡng chất vượt trội.
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Giúp kiểm soát tốt cholesterol bên trong cơ thể. Từ đó mang đến hiệu quả ngăn chặn xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp và chống đột quỵ vô cùng hiệu quả.
  • Giúp hỗ trợ chuyển hóa, sạch răng: Lượng Insulin bên trong lựu có tác dụng dự trữ nguồn năng lượng, ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường, làm sạch răng, tránh tình trạng nhiễm khuẩn chân răng và lợi.
  • Giúp da trở nên tươi sáng: Lựu được xem là “thần dược” trong quá trình chăm sóc và làm đẹp da, chống lại lão hóa,…
  • Chống viêm khớp: Thành phần enzyme bên trong lựu có tác dụng ức chế sự suy thoái của sụn cũng như cải thiện chức năng xương khớp.

Những tác dụng nêu trên chính là câu trả lời chắc chắn nhất cho băn khoăn phụ nữ sau sinh có ăn lựu được không? Tuy nhiên, một số trường hợp bạn nên hạn chế sử dụng lựu, cùng Cộng đồng làm đẹp tiếp tục tìm hiểu nhé!

Những trường hợp hạn chế ăn lựu

Mặc dù vấn đề phụ nữ sau sinh có ăn lựu được không đã tìm ra đáp án nhưng trong một số trường hợp bạn nên sử dụng ở mức phù hợp, cụ thể là:

  • Khi đang bị táo bón: Mặc dù lựu chính là loại trái cây có chức năng nhuận tràng nhưng nếu bạn ăn phần hạt hoặc không nhai kỹ thì việc táo bón sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người đang bị đau dạ dày hoặc những vấn đề về tiêu hóa: Nếu bạn ăn quá nhiều lựu thì nguy cơ viêm loét dạ dày, rối loạn đường ruột sẽ nhanh chóng xảy ra.
  • Người bị sâu răng: Bạn cũng cần hạn chế ăn lựu khi bị sâu răng nhằm bảo vệ tốt cho răng miệng. Trường hợp dùng lựu thì bạn cần đánh răng ngay sau đó.
Những trường hợp hạn chế ăn lựu
Trường hợp đang gặp vấn đề về táo bón thì không nên ăn lựu

Một số lưu ý chung khi dùng trái cây sau sinh

Không chỉ ăn lựu, mẹ bỉm cũng cần lưu ý thêm nhiều vấn đề khác mỗi khi ăn trái cây. Dù hàm lượng dinh dưỡng, tác dụng từng loại không giống nhau nhưng có một số điểm lưu ý chung mà bạn nên biết:

  • Chỉ ăn với liều lượng vừa phải các loại trái cây có vị chua như cam, bưởi, quýt,… Bởi nếu nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của em bé thông qua tuyến sữa.
  • Không nên ăn quá 400g trái cây mỗi ngày để tránh tình trạng khó chịu, dư thừa chất xơ.
  • Không dùng trái cây trước khi ăn cơm bởi lượng axit sẽ gây tổn thương bên trong dạ dày ở tùy mức độ. Chính vì vậy, bạn hãy nạp trái cây sau khoảng 1 giờ đồng hồ kể từ lúc ăn cơm.
  • Trường hợp em bé bị dị ứng khi mẹ sử dụng 1 loại trái cây nào đó, hãy lập tức dừng lại.
Một số lưu ý chung khi dùng trái cây sau sinh
Mẹ bỉm cần dùng các loại trái cây có vị chua ở mức vừa phải

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp giải đáp thắc mắc phụ nữ sau sinh có ăn lựu được không? Mặc dù loại quả này chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi ăn lựu.

TIN LIÊN QUAN