Mẹ bỉm sau sinh ăn rau răm có gây mất sữa hay không?

Nghe đọc bài

Rau răm thường được nhiều người ăn kèm các món dân giã như gỏi gà, canh chua cá đồng, cháo lươn, hột vịt lộn,… Vậy mẹ bỉm sau sinh ăn rau răm có gây mất sữa hay không? Cùng Cộng đồng làm đẹp từng bước tìm ra đáp án ở phần nội dung sau.

Mẹ bỉm sau sinh ăn rau răm có gây mất sữa không?

Mẹ bỉm sau sinh ăn rau răm có gây mất sữa không là thắc mắc chung của nhiều phụ nữ hiện nay. Theo Đông y, rau răm mang tính nóng, vị hơi đắng và cay, thường được người dân sử dụng để ăn kèm với trứng lộn, canh chua cá, cháo lươn,…

Nếu sau khi sinh con, bạn ăn nhiều rau răm có thể sẽ gây mất sữa, ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ. Do đó, phụ nữ trong giai đoạn cho con bú không nên ăn rau răm. 

Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh cũng nên lưu ý chỉ ăn rau răm khi hết sản dịch vì nó có tính ấm, điều kinh, bổ huyết và chữa đau bụng hiệu quả. Nếu dùng rau răm trong giai đoạn còn sản dịch thì rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Rau răm thuộc các loại cây thân thảo, có đốt, cây cao từ 15 – 30cm. Theo y học, rau răm chứa calcium, kali, magnesium, vitamin C, sắt, vitamin PP, tinh dầu thơm,… nên rất tốt đối với sức khỏe con người nếu biết cách ăn. 

Mẹ bỉm sau sinh ăn rau răm có gây mất sữa không?
Mẹ bỉm ăn rau răm có thể gây mất sữa

Các bài thuốc trị bệnh từ rau răm

Bên cạnh vấn đề mẹ bỉm sau sinh ăn rau răm có gây mất sữa không thì chúng ta cũng nên tìm hiểu các bài thuộc làm từ nguyên liệu này để bảo vệ tốt cho sức khỏe.

Rau răm có tác dụng trừ phong hàn, tiêu độc, kích thích tiêu hóa, chữa rắn cắn,… Do đó, nhiều người thường sử dụng loại rau này để chế biến thành các bài thuộc sau:

  • Chữa say nắng: Giã nhuyễn khoảng 100g rau răm, vắt lấy nước cốt để uống.
  • Chữa cảm cúm: Sử dụng rau răm kết hợp với gừng theo tỷ lệ 1:3, sau đó giã nhuyễn rồi vắt lấy nước uống.
  • Chữa tiêu chảy do bị nhiễm lạnh: Khi mẹ bỉm bị nhiễm khí hàn, bạn hãy dùng 16g rau răm ở dạng khô kết hợp cùng các vị thuốc như: 12g lương khương, 12g bạch truật, 16g kinh giới, 4g gừng nướng, 10g quế sau đó nấu chúng lên cho đến khi sắt lại thành 1 bát và uống 2 lần/ngày.
  • Chữa mụn nhọt trong giai đoạn đầu: Bạn hãy dùng những cọng rau răm tươi đem giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi đắp lên mụn nhọt để giảm các nốt mụn sưng. Hơn nữa, cách này còn giúp chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.
Các bài thuốc trị bệnh từ rau răm
Rau răm được chế biến thành nhiều bài thuốc khác nhau

Ngoài ra, nhiều người còn dùng rau răm để chữa thông tiểu, tiêu hóa kém, trúng thực, nôn mửa, kiết lỵ,… Tuy nhiên, rau răm sẽ phát huy hiệu quả khi bạn sử dụng ở dạng tươi. 

Lưu ý khi mẹ bỉm sử dụng rau răm

Sau khi đã biết đáp án cho câu hỏi mẹ bỉm sau sinh ăn rau răm có gây mất sữa không thì chúng ta cần phải lưu ý những điều sau:

  • Phụ nữ đang mang thai không nên ăn rau răm: Những người đang mang thai cần lưu ý khi ăn quá nhiều rau răm sẽ dẫn tới việc sảy thai.
  • Dùng rau răm nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe: Dù rau răm không có tính độc nhưng lại rất nóng, nếu dùng nhiều sẽ gây tổn thương đến tụy, giảm tinh khí.
  • Mẹ bỉm nên ăn rau răm sau khi hết sản dịch: Rau răm có tính ấm, giúp điều kinh, bổ huyết, chữa đau bụng nên phụ nữ sau sinh được khuyến nghị chỉ nên sử dụng khi hết sản dịch.
  • Phụ nữ ăn nhiều rau răm có thể gây rối loạn kinh nguyệt: Nếu bạn đang đến kỳ hành kinh mà ăn nhiều rau răm có thể gây ra tình trạng rong kinh.
Lưu ý khi mẹ bỉm sử dụng rau răm
Rau răm không tốt cho những người đang mang thai

Bên cạnh đó, mẹ bỉm cũng nên tránh sử dụng nhiều các loại rau dưới đây để không gây mất sữa mẹ, bao gồm: Bạc hà, cần tây, rau đằng, tỏi và hành, ớt, hạt tiêu, bắp cải, măng, lá lốt.

Nội dung vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mẹ bỉm sau sinh ăn rau răm có gây mất sữa không. Đừng quên thường xuyên truy cập Cộng đồng làm đẹp để khám phá thêm nhiều kiến thức sinh sản bổ ích khác nhé!

TIN LIÊN QUAN