Do thông tư 104 quy định phân chia tỷ lệ chi phí kinh doanh ở 2 khâu, do đó các chủ cây xăng, dầu bán lẻ cho rằng doanh nghiệp đầu mối đã lợi dụng kẽ hở để hưởng hết chi phí này.
Ngày 14/3, các chủ doanh nghiệp bán xăng lẻ xăng dầu đã tiếp tục gửi đơn lên Thủ tướng xem xét, đề nghị hoàn trả lại phần lợi nhuận cũng như chi phí kinh doanh định mức cho doanh nghiệp bán lẻ.
Phí kinh doanh xăng dầu định mức chính là khoản chi phí lưu thông xăng dầu trong nước, bao gồm: chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế bao gồm: chi phí dành cho thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ, đại lý và tổng đại lý xăng dầu để tính giá cơ sở theo mức tối đa.
Theo các doanh nghiệp, Thông tư 102 đã quy định chi phí kinh doanh định mức là 1.050 đồng mỗi lít và lợi nhuận định mức 300 đồng/lít. Trong phần chi phí nêu trên, quy định nêu rõ cả khâu bán buôn cũng như khâu bán lẻ.
Tuy nhiên, thông tư lại không nêu rõ tỷ lệ phân chia ở khâu bán buôn và bán lẻ nên doanh nghiệp đầu mối đã lợi dụng kẽ hở này để hưởng gần như hết mọi chi phí.
Các doanh nghiệp cho biết, cây xăng bán lẻ không nằm trong chuỗi cửa hàng trực thuộc của doanh nghiệp đầu mối nên dường như không được hưởng đầy đủ phần lợi nhuận cũng như chi phí đúng theo quy định của nhà nước.
Theo đó, các doanh nghiệp đã đề xuất liên bộ Tài Chính – Công Thương thành lập hội đồng để tiến hành phân chia lại giá trị của 1350 đồng chi phí định mức và phần lợi nhuận định mức. Từ đó có căn cứ làm cơ sở cho việc phân chia chi phí cơ bản này trong nghị định mới.
Đơn cử nếu như thẩm định, phân định lại phần định mức nhận được của doanh nghiệp bán lẻ là 900 đồng mỗi lít nhưng chỉ nhận được 100 đồng/lít thì đề nghị hội đồng yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối hoàn trả lại cho cửa hàng bán lẻ thêm 800 đồng/lít.
Liên quan tới vấn đề chi phí lợi nhuận định mức, đại diện Bộ Công Thương cho viết, Bộ tài chính đang nỗ lực cùng Bộ Công Thương nhưng do diễn biến thị trường, chi phí biến động liên tục trong thời gian qua nên doanh nghiệp hãy thông cảm. Nếu giữ cách thức như hiện nay thì phải chấp nhận ưu và nhược điểm của nó.
Đại diện Bộ Công Thương còn cho biết thêm, thời gian vừa qua, không chỉ doanh nghiệp bán lẻ, phân phối mà doanh nghiệp đầu mối cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh gây ra thua lỗ thì ai cũng đều muốn hạn chế chứ không riêng gì thương nhân đầu mối.
Theo Nghị định 95 sửa đổi thì chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức sẽ do Bộ Tài chính xác định và thông báo hằng năm để Bộ Công thương áp dụng vào công thức tính giá cơ sở cho xăng dầu.
Cách tính giá cơ sở xăng dầu đã được áp dụng từ năm 2014 nên các doanh nghiệp đánh giá là không còn phù hợp với bối cảnh vật giá như hiện tại. Do đó, doanh nghiệp mong muốn cơ quan chức năng xem xét, đánh giá và thẩm định lại.