Mì tôm được biết đến là loại thực phẩm tiện lợi, thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Việc ăn nhiều mì tôm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe lẫn tính mạng.
Các trường hợp không nên ăn mì tôm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, những trường hợp sau đây không nên ăn mì tôm để đảm bảo sức khỏe:
Người bị bệnh tim mạch, béo phì
Mì ăn liền thường được chiên bằng dầu shortening không tốt đối với sức khỏe con người. Điều này có thể dẫn tới việc lượng chất béo bão hòa chứa trong mì khá nhiều, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch.
Mì cũng là loại thực phẩm không có sự cân bằng về thành phần dinh dưỡng. Tinh bột trong mì sẽ chuyển hóa thành chất béo và năng lượng dư thừa, không phù hợp với những người béo phì hoặc mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Người bị bệnh dạ dày
Lượng gia vị trong mì sẽ khiến người ăn thường xuyên bị giảm sút vị giác. Nếu mắc bệnh dạ dày, việc tiêu thụ mì tôm lại càng gây hại đến sức khỏe, bởi nó có thể tạo áp lực cho hệ thống tiêu hóa vì mì là món khó tiêu.
Khoảng 2 giờ sau khi ăn, mì tôm vẫn sẽ còn giữ nguyên sợi bên trong dạ dày. Bên cạnh đó, chúng còn gây cản trở quá trình chuyển hóa, hấp thụ dưỡng chất. Những thành phần không tốt của mì thường tồn tại lâu ở hệ tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Người mắc bệnh thận
Những người mắc bệnh thận nên hạn chế việc ăn mì tôm, bởi đây là loại thực phẩm chứa nhiều muối. Không tính gói gia vị đi kèm thì bản thân sợi mì đã được ướp muối để tạo ra hương vị đậm đà, kích thích vị giác người ăn nên nó hoàn toàn không tốt cho người đang gặng các bệnh lý về thận.
Trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ rất thích mì tôm, bởi đây là món ăn có khả năng kích thích vị giác. Tuy nhiên, bạn không nên để trẻ sử dụng quá nhiều, bởi nó không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng mà chỉ nạp vào cơ thể phần năng lượng rỗng mà thôi.
Hơn nữa, mì tôm cũng là loại thực phẩm khó tiêu, có thể khiến cho trẻ bị đầy hơi, chán ăn, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Các tác hại của việc ăn quá nhiều mì tôm
Mì tôm là món ăn tiện lợi, có giá thành rẻ nên được nhiều người ưa chuộng. Mì ăn liền thường chế biến từ bột mì, dầu thực vật và một số hương liệu khác. Nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều mì tôm sẽ dẫn tới những tác hại lớn đối với sức khỏe.
Dư thừa natri
Mì tôm là thực phẩm chứa hàm lượng natri cao, khoảng 1760mg natri/gói, tương đương 88% mức khuyến nghị mà WHO đưa ra (2gram/ngày), Chính vì thế, việc ăn mì tôm mỗi ngày có thể khiến cơ thể bị dư thừa thành phần natri.
Chứa nhiều chất bảo quản
Cũng giống như các loại thực phẩm chế biến sẵn khác, mì tôm cũng chứa chất điều vị, chất bảo quản. Những thành phần này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của con người.
Trong mì tôm chứa thành phần Butylhydroquinone bậc ba với khả năng kéo dài thời gian sử dụng, ngăn ngừa hư hỏng thực phẩm đã trải qua chế biến. Nó sẽ an toàn nếu sử dụng với một liều lượng rất nhỏ, còn việc thường xuyên hấp thụ chất này có thể gây tổn thương thần kinh, làm gan to, rối loạn thị lực, gây hỏng ADN,…
Tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa
Mì tôm được chiên qua dầu và sấy khô lại, chứa các chất bảo quản nên sẽ rất khó tiêu. Việc ăn nhiều mì tôm có thể khiến vị giác bị giảm sút, gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Hại thận
Mì tôm chứa rất nhiều natri nên nếu chúng ta ăn quá nhiều có thể gây hại cho thận, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Mì tôm còn chứa nhiều phosphate, đây là chất có công dụng cải thiện mùi vị thức ăn. Mặc dù nó giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn, nhưng lại làm tăng nguy cơ loãng xương, răng yếu.
Gây thừa cân, béo phì
Ăn nhiều mì tôm cũng đồng nghĩa với việc bạn đang nạp nhiều carbohydrate, chất béo vào cơ thể. Điều này sẽ khiến bạn tăng cân, béo phì, lâu dần hình thành các bệnh liên quan tới tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao,…
Trên đây là một số trường hợp không nên ăn mì tôm nhiều và các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe có thể đối mặt nếu sử dụng loại thực phẩm này quá mức. Đừng quên theo dõi Cộng đồng làm đẹp để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích khác nhé!