Những biểu hiện cho thấy trẻ đang thiếu tình thương, bố mẹ cần quan tâm con nhiều hơn

Nghe đọc bài

Bất cứ đứa trẻ nào cũng mong muốn bản thân được gia đình yêu thương, chăm sóc. Nếu phụ huynh thấy con mình xuất hiện những biểu hiện này, chứng tỏ chúng đang thiếu cảm giác an toàn và cần quan tâm nhiều hơn. 

Quá đeo bám bố mẹ

Việc trẻ có xu hướng bám theo bố mẹ thường xuyên trong giai đoạn đầu đời, khi mới khám phá thế giới xung quanh là điều hết sức bình thường và tự nhiên. Tuy nhiên, nếu trẻ quá đeo bám phụ huynh, không muốn rời xa ở mọi hoàn cảnh thì điều này đồng nghĩa với việc chúng đang cảm thấy bất an, lo lắng.

Quá đeo bám bố mẹ
Trẻ quá đeo bám bố mẹ do chúng đang cảm thấy bất an, lo lắng

Để trẻ cảm thấy an toàn, tự tin hơn, phụ huynh cần tạo ra một môi trường ổn định cho con. Nên dành nhiều thời gian để tương tác với trẻ, việc chơi đùa và trò chuyện sẽ giúp con trẻ nhận ra rằng bố mẹ luôn quan tâm, yêu thương chúng.

Thích ngủ một góc

Trẻ thích ngủ một góc trong chăn có thể là dấu hiệu cho thấy chúng đang cảm nhận bản thân không an toàn, thiếu sự tự tin hoặc lo lắng về việc bị tách ra khỏi bố mẹ hay gia đình.

Thích ngủ một góc
Thích ngủ một góc chính là dấu hiệu cho thấy trẻ đang cảm nhận bản thân không an toàn, thiếu sự tự tin

Điều này thường xuất hiện khi trẻ trải qua một sự thay đổi lớn trong cuộc sống như chuyển nhà, đi học, có thêm em hoặc chúng cảm thấy bản thân như bị bỏ rơi, không được bố mẹ quan tâm. Phụ huynh nên khuyến khích con khám phá thế giới xung quanh, đưa trẻ đi chơi để dần dần giúp chúng tự lập hơn. 

Bên cạnh đó, phụ huynh cần tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các chuyên gia để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho con mình. 

Thường xuyên cắn móng tay

Trẻ sơ sinh thường có thói quen đút tay vào miệng, nhưng khi chúng đã 2 – 3 tuổi mà vẫn duy thì hành động này thì khả năng cao là trẻ cảm thấy thiếu an toàn, cần bố mẹ đồng hành cùng.

Thường xuyên cắn móng tay
Thường xuyên cắn móng tay là cách để trẻ giải tỏa cảm xúc căng thẳng hoặc lo lắng, bất an

Mỗi khi cảm thấy bất an hay căng thẳng, trẻ thường có xu hướng giải tỏa cảm xúc bằng cách cắn móng tay, nghiến răng hoặc phát sinh ra những hành động khác. Bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp phù hợp để trẻ từ bỏ thói quen không tốt này. 

Nếu như không thể nào tự giải quyết được thì bố mẹ cần tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia hay những tổ chức hỗ trợ trẻ em nhằm giúp con trẻ thoát khỏi hành vi trên.

Vô cùng nhạy cảm

Đứa trẻ nhạy cảm thường hay nổi nóng, cáu kỉnh, dễ khóc hoặc tổn thương, khó kiềm chế cảm xúc của bản thân. Chúng cũng chẳng có nguyên tắc, lập trường không vững vàng nên rất dễ dàng bị người khác xoay chuyển theo ý của họ. 

Vô cùng nhạy cảm
Trẻ dễ khóc hoặc tổn thương, khó kiềm chế cảm xúc của bản thân là biểu hiện của việc chúng đang thiêu thốn tình cảm

Đứa trẻ như vậy phần lớn là bị thiếu thốn sự chăm sóc của bố mẹ và luôn có cảm giác thiếu an toàn. Dần dần, trẻ sẽ tìm mọi cách để thu hút mọi người bằng cách đập phá đồ đạc, ngỗ ngược hay la hét vô tội vạ.

Ghen tị thái quá

Nếu trẻ suốt ngày chỉ biết ghen tị với người khác, không còn tập trung vào bản thân mình, thường xuyên soi mói người khác để xem có gì hơn mình thì điều đó đồng nghĩa với việc chúng đang thiếu tự tin. 

Ghen tị thái quá
Ghen tị thái quá là biểu thiện của việc trẻ đang thiếu sự tự tin

Dần dần, trẻ sẽ cảm thấy bất an, lo lắng về việc bản thân bị bỏ rơi, không được quan tâm hoặc coi người bởi người khác. Muốn sửa đổi tính cách này, bố mẹ cần dành nhiều thời gian hơn nữa để tương tác cùng con cái. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên dạy trẻ hiểu về tình bạn, tình cảm, sự tôn trọng đối với mọi người xung quanh. 

Vừa rồi là những biểu hiện cho thấy trẻ đang bị thiếu tình thương, dẫn tới sự thay đổi về hành vi và cả suy nghĩ. Bố mẹ cần tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân và tham khảo ý kiến từ chuyên gia để tìm ra phương án sửa đổi tính cách không tốt này của con trẻ, đồng thời dành nhiều thời gian trò chuyện, quan tâm con mình hơn. 

TIN LIÊN QUAN