Những câu nói sau đây của bố mẹ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Đặc biệt, cha mẹ nếu thường xuyên sử dụng các câu này sẽ rất dễ khiến trẻ bị tổn thương và tự ti.
“Sao con lại hỏi nhiều thế? Đừng có hỏi nữa!”
Nhiều khi bố mẹ cảm thấy phiền hoặc không muốn trả lời những câu hỏi liên tục của trẻ. Nhưng nếu cảm xúc này thể hiện quá nhiều lần thì có thể khiến trẻ cảm thấy bản thân chẳng được quan tâm và động viên trong quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh.
Hầu hết trẻ nhỏ đều hay tò mò, muốn khám phá thế giới. Nếu bố mẹ khuyến khích con trẻ tìm hiểu, trả lời những câu hỏi liên quan đến cuộc sống xung quanh thì sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, sự hiếu kỳ cùng khả năng học tập mới.
Thay vì ngăn cản, bố mẹ hãy cố gắng giải đáp các thắc mắc của trẻ một cách tích cực, đồng thời hướng dẫn chúng phương pháp tìm kiếm thông tin phù hợp, hiệu quả nhất.
Khi trẻ được thúc đẩy sự tò mò, khám phá, chúng sẽ phát triển tư duy sáng tạo cùng khả năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, trẻ còn có cơ hội hội học tập và hoàn thiện toàn diện cả về tính cách lẫn suy nghĩ.
“Lớn như này rồi mà suốt ngày mắc lỗi”
Khi trẻ làm điều gì đó không đạt kết quả như mong muốn, bố mẹ thường hay sử dụng câu này. Nhưng mọi người đều có thể mắc lỗi và chẳng ai là hoàn hảo cả. Chính vì thế, việc mắc lỗi sẽ giúp trẻ phát triển một cách tích cực.
Trẻ thường hay bị chỉ trích mỗi khi mắc lỗi sẽ cảm thấy bất an, thiếu tự tin trong suốt quá trình học tập và phát triển tư duy. Do đó, bố mẹ hãy cố gắng giữ thái độ ôn hòa, tìm cách giúp trẻ hiểu rõ hơn về hành động của bản thân.
Đồng thời, bố mẹ hãy giúp con tìm ra nguyên nhân dẫn tới sai lầm và hướng dẫn trẻ cách khắc phục tốt nhất. Phụ huynh cũng nên thúc đẩy khả năng phát triển tư duy sáng tạo, khuyến khích trẻ mạo hiểm và học hỏi từ chính kinh nghiệm của bản thân.
“Có thời gian chơi, thà để dành đó mà học”
Phần lớn các phụ huynh đều muốn con trẻ tập trung học tập chăm chỉ để có tương lai rộng mở, thành công. Tuy nhiên, việc việc học hành cũng cần phải kết hợp với thời gian nghỉ ngơi, giải trí.
Điều đó sẽ giúp trẻ giảm căng thẳng, tâm trí sảng khoái hơn, đồng thời tăng khả năng sáng tạo trong suốt quá trình học tập, phát triển bản thân. Thay vì ép con dành toàn bộ thời gian vào việc học, bố mẹ hãy hướng dẫn con quản lý tốt thời gian của mình, tạo ra một lịch trình hợp lý, cân bằng giữa học tập và giải trí.
“Trẻ con biết gì mà xen vào”
Nhiều phụ huynh tỏ ra phiền lòng hay khó chịu khi trẻ tham gia vào cuộc trò chuyện hoặc những hoạt động của người lớn mà không có đủ kiến thức, kinh nghiệm để hiểu rõ được tình huống.
Tuy nhiên, trẻ cũng có quyền tham gia vào cuộc trò chuyện cũng như các hoạt động của người lớn một cách tích cực. Nếu trẻ không được khuyến khích để bày tỏ ý kiến sẽ khiến chúng cảm thấy tự ti, thiếu sự tự tin trong cuộc sống.
Từ đó, trẻ sẽ không được học cách thương lượng hay giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả. Điều này có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng giao tiếp của con trẻ trong tương lai.
Trẻ không được khuyến khích bày tỏ ý kiến sẽ không học hỏi được cách phản biện cũng như cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Nó có thể khiến chúng trở nên phụ thuộc vào người khác mỗi khi gặp phải chuyện gì đó.
Vừa rồi là những câu nói mà bố mẹ cần tránh sử dụng khi đối thoại với con để trẻ không bị tự ti, EQ xuống thấp. Cộng đồng làm đẹp sẽ liên tục cập nhật thêm nhiều kiến thức nuôi dạy con bổ ích khác, bạn hãy theo dõi để nắm bắt thông tin nhé!