Khi thấy con hành xử không đúng chuẩn mực, bố mẹ có thể phản ứng thái quá nhưng tốt nhất nên tìm cách khắc phục nếu không muốn trẻ bị tổn thương lâu dài.
Không tôn trọng con
Bố mẹ yêu cầu con cái phải tôn trọng người lớn, nhưng đôi khi họ lại quên rằng điều này phải bắt nguồn từ hai chiều. Một trong những sai lầm phổ biến mà phụ huynh hay mắc khi kỷ luật con đó chính là la lắng, giận dữ, nói giọng gay gắt hoặc xúc phạm con.
Cho đi và yêu cầu sự tôn trọng đáp lại là lời khuyên cơ bản cần nhớ về việc kỷ luật trẻ nhỏ. Hãy tưởng tượng giống như cách mà bạn muốn nói chuyện nếu đang giải quyết xung đột với người lớn, người thân hay đồng nghiệp.
Bố mẹ nên cúi xuống ngang tầm mắt của con và thảo luận vấn đề trước mắt một cách nhẹ nhàng, tôn trọng. Dù có tức giận đến mức độ nào đi chăng nữa thì vẫn phải cố gắng giữ bình tĩnh.
Kỷ luật con khi đang bực tức
Kỷ luật trẻ khi chúng đang tức giận là điều mà bố mẹ không nên làm. Hãy dành khoảng vài phút để bình tĩnh, thu thập suy nghĩ trước khi nói chuyện cùng con về hành vi xấu của chúng.
Hơn nữa, hãy đưa bản thân hoặc con ra khỏi tình huống trước mắt bằng cách đi dạo, cho cả hai thời gian để suy ngẫm về xung đột. Điều này sẽ giúp phụ huynh và trẻ giải quyết tình huống một cách bình tĩnh, êm đẹp.
Không nhất quán
Bạn khiển trách con không chịu dọn dẹp phòng nhưng lại phớt lờ khi căn phòng con bừa bộn trong nhiều ngày. Sau đó, bố mẹ lại mắng con vì không biết cách ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Việc này sẽ khiến con bạn nhận về thông điệp không nhất quán. Một trong những bí quyết hiệu quả để giúp con sửa chữa hành vi xấu trên đó chính là hướng dẫn rõ ràng về điều mà bố mẹ mong đợi ở chúng.
Hãy đưa ra hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản cùng một danh sách thực tế về sự kỳ vọng. Ví dụ, nếu bố mẹ muốn con dọn phòng hàng tuần, nên đánh dấu ngày đó trên lịch và khích lệ chúng hình thành thói quen tốt. Nếu trẻ không làm theo, cần đưa ra một loạt hậu quả nhất quán.
Tuy nhiên đừng nên đưa ra các mức hình phạt khác nhau cho cùng một hành vi sai trái, mà hãy kiên định và nhất quán trong việc thực thi những quy tắc đặt ra.
Nói hoặc giải thích quá nhiều
Đưa ra những lời giải thích dài dòng hay chi tiết về hành vi không phù hợp ở con không hẳn là ý tưởng hay. Trẻ con rất dễ mất tập trung khi đặt mình vào các cuộc thảo luận quá chi tiết.
Bố mẹ nên thẳng thắn nhất có thể, đồng thời chia nó thành những điều cơ bản cho con. Với trẻ lớn hơn, phụ huynh hãy nói về điều đã xảy ra, thảo luận về sự lựa chọn tốt hơn. Còn ở trẻ nhỏ, chỉ cần nêu rõ hành vi đó là gì, vì sao nó lại sai trái.
Trở nên tiêu cực
Bố mẹ quá tập trung vào những điều trẻ đã phạm phải sai lầm hoặc việc chúng không nên thực hiện thay vì nhấn mạnh vào vấn đề mà chúng nên làm. Điều này có thể gây ra tác động tiêu cực tới quá trình phát triển tâm, sinh, lý ở trẻ.
Hãy tiếp cận mọi việc từ góc độ tích cực bằng cách nói về những điều mà con có thể làm tốt hơn. Nếu thấy trẻ than vãn hoặc cãi lại, bạn nên cho chúng xem một số ví dụ về cách nói chuyện tử tế, thân thiện.
Có suy nghĩ kỷ luật là trừng phạt
Thông thường, bố mẹ quên rằng mục đích của việc kỷ luật con cái chính là hướng dẫn và đặt giới hạn để chúng không bị trừng phạt. Điều này sẽ thiết lập các ranh giới, đặt ra sự kỳ vọng, giúp trẻ biết chúng được mong đợi điều gì.
Hãy suy nghĩ lại cách mà bạn nhìn nhận về kỷ luật, hãy hướng dẫn trẻ đưa ra những lựa chọn đúng đắn, các hành vi tích cực và mục đích cuối cùng muốn đạt được chính là phương pháp nuôi dạy con đúng đắn, hiệu quả.
Vừa rồi, Cộng đồng làm đẹp đã chia sẻ đến bạn những sai lầm nguy hiểm mà bố mẹ thường gặp phải khi trách mắng con. Hy vọng, thông qua nội dung bài viết, bố mẹ sẽ nắm bắt thêm nhiều kiến thực, kinh nghiệm nuôi dạy con hiệu quả.