Những sai lầm thường mắc phải khi dùng tủ lạnh khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt

Nghe đọc bài

Rất nhiều người hiện nay thường mắc các lỗi sai khi sử dụng tủ lạnh vào mùa hè khiến cho loại thiết bị này ngốn tiền điện và nhanh hỏng.

Tủ lạnh chính là một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đặc biệt, khi bước vào mùa hè, khí hậu nóng bức, một chiếc tủ lạnh lúc này sẽ phát huy tối đa công dụng của nó. 

Những sai lầm thường mắc phải khi dùng tủ lạnh khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt
Những sai lầm thường gặp khi sử dụng tủ lạnh

Tuy nhiên, rất nhiều người thường mắc lỗi sai khi sử dụng tủ lạnh vào mùa hè khiến cho loại thiết bị này không chỉ ngốn điện mà còn bị hư hỏng nhanh chóng.

Để tủ lạnh sát vách tường

Một số gia đình thường có xu hướng thiết kế khu vực tủ lạnh có tấm chắn bằng gỗ xung quanh, xét về tính thẩm mỹ thì điều này sẽ giúp căn bếp đẹp hơn, thế nhưng đây lại là mối đe dọa cho tuổi thọ cũng như hiệu suất làm lạnh của tủ.

Để tủ lạnh sát vách tường
Không nên để tủ lạnh quá sát vách tường

Tủ lạnh thường được thiết kế dàn nóng tại các điểm mặt sơn hoặc phía sau tủ. Vì vậy, nếu để tủ trong không gian hẹp, sát vách tường thì sẽ xảy ra hiện tượng khó giải nhiệt cho dàn nóng. Về lâu dài, điều này khiến khoang lạnh của tủ kém lạnh, bắt buộc phải hoạt động lâu hơn để đạt ngưỡng nhiệt độ giống như mong muốn.

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, vị trí thích hợp để đặt tủ cần phải đảm bảo sự thông thoáng, khô ráo, mặt tủ lạnh cần cách bề mặt xung quanh ít nhất là 20cm.

Để tủ lạnh cạnh các nguồn nhiệt nóng

Cũng giống với việc để tủ lạnh cạnh vách hoặc kệ, tủ lạnh nằm gần các nguồn nhiệt gây nóng sẽ gây ra tình trạng tiêu hao điện năng nhiều hơn bình thường.

Để tủ lạnh cạnh các nguồn nhiệt nóng
Không nên để tủ lạnh cạnh bếp gò hoặc bếp ga

Cụ thể, khi để tủ lạnh gần nguồn nhiệt gây nóng như bếp lò, bếp ga,… sẽ khiến nhiệt độ môi trường cao hơn, tủ lạnh hoạt động ngày càng kém dần do liên quan tới việc giải nhiệt của dàn nóng, lâu dần dẫn tới hiệu suất lạnh giảm đáng kể.

Để đồ ăn còn nóng vào tủ

Nhiều người thường có thói quen để thức ăn nóng vào tủ để làm nguội, tuy nhiên điều này sẽ khiến nhiệt độ trong khoang tủ tăng lên, tủ lạnh lúc này hoạt động công suất cao hơn hoặc cần thời gian làm lạnh lâu hơn.

Để đồ ăn còn nóng vào tủ
Để đồ ăn còn nóng vào tủ lạnh sẽ sẽ khiến nhiệt độ trong khoang tủ tăng lên nhanh chóng

Điều này dẫn tới việc tiêu hao điện năng nhiều hơn so với bình thường, nếu bạn thường xuyên có thói quen này, tuổi thọ tủ lạnh cũng sẽ ngày một giảm dần.

Để quá nhiều đồ ăn bên trong tủ

Việc để nhiều đồ ăn bên trong tủ lạnh sẽ dẫn tới việc không khí lạnh không còn lưu thông tốt, lượng thực phẩm để ở giữa không thể tiếp xúc với khí lạnh, từ đó thực phẩm nhanh hỏng, giảm hiệu quả làm lạnh của tủ.

Để quá nhiều đồ ăn bên trong tủ
Việc để quá nhiều đồ ăn sẽ làm giảm hiệu quả làm lạnh của tủ

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất thì khoang tủ chỉ nên chứa tối đa 80% dung tích và cần được sắp xếp theo kiểu so le để luồng khí lạnh dễ dàng len lỏi đến từng thực phẩm, từ đó phát huy hiệu quả bảo quản tốt nhất.

Khoang tủ lạnh có quá nhiều khoảng trống

Việc tủ lạnh không sử dụng tối đa cũng gây tốn điện cho gia đình. Cụ thể, hiện nay nhiều gia đình thích dùng những dòng tủ có dung tích lớn nhưng hiếm khi sử dụng hết, mỗi lần mở cửa tủ sẽ làm nhiệt bị thất thoát nhiều hơn so với chiếc tủ lạnh để đủ lượng thực phẩm mà nhà sản xuất cho phép.

Khoang tủ lạnh có quá nhiều khoảng trống
Việc tủ lạnh có quá nhiều khoảng trống sẽ làm nhiệt bị thất thoát nhiều mối khi mở 

Do đó, gia đình nên chọn lựa các loại tủ có dung tích tùy thuộc vào số lượng các thành viên hoặc phụ thuộc theo mục đích sử dụng của mỗi gia đình. Theo đó, những con số cần tham khảo gồm:

  • Dung tích dưới 105L thường dùng cho 1 – 2 người.
  • Dung tích 150L – 300L thường dùng cho 2 – 3 người.
  • Dung tích từ 300L – 400L thường dùng cho 3 – 4 người.
  • Dung tích từ 400L – 550L thường dùng cho 4 – 5 người.
  • Dung tích trên 550L thường dùng cho gia đình nhiều hơn 5 thành viên.

Mở cửa liên tục, thời gian chờ lâu

Việc mở cửa liên tục trong khoảng thời gian lâu sẽ làm thất thoát lượng nhiệt của tủ lạnh, khiến tủ phải luôn hoạt động với công suất lớn để bù nhiệt, điều này dẫn tới tiêu hao điện năng nhiều hơn.

Mở cửa liên tục, thời gian chờ lâu
Việc mở cửa liên tục, thời gian chờ lâu sẽ làm thất thoát lượng nhiệt 

Nhiều người thường có thói quen mở tủ lạnh và đứng đó suy nghĩ nên lấy thứ gì, nấu ra sao. Thế nhưng nếu bạn mở cửa tủ lạnh quá lâu sẽ khiến nhiệt độ bên ngoài xâm nhập vào, điều này vô tình làm giảm đi chất lượng thực phẩm.

Lý tưởng nhất là mở và đóng cửa tủ lạnh càng nhanh càng tốt, nếu không thể thì hãy tuân thủ theo nguyên tắc đóng tủ lạnh sau khoảng 2 phút mở.

TIN LIÊN QUAN