Xã hội ngày càng phát triển, nhưng vẫn còn rất nhiều trường hợp trẻ chậm phát triển vẫn chưa được phát hiện và can thiệp sớm hơn.
Theo nhận định của chuyên gia, phần lớn những trẻ chậm nói hay giao tiếp kém nếu không được can thiệp sớm trước 3 tuổi sẽ ảnh hưởng lâu dài đến con.
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển
Trẻ dưới 2 tuổi nếu có các biểu hiện như không để tâm và tập trung vào lời nói của người khác, không nhìn thẳng và mắt người đối diện, không có biểu hiện phản ứng khi được người khác vuốt ve, yêu cầu thứ mình muốn như lại không giao tiếp tích cực.
Cùng với đó, phát âm ngọng hoặc chỉ có thể nói những từ đơn lẻ như bố, mẹ, lời nói, hành động ngôn ngữ cơ thể hay hoạt động giao tiếp không thể thực hiện được. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa con tới khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa.
Nếu như trẻ không gặp vấn đề về hành động tương tác giao tiếp mà chỉ là chậm nói, người thân chỉ cần can thiệp tích cực tại nhà để tăng cường khả năng ngôn ngữ cho con. Bắt chuyện với trẻ nhiều hơn, khi trẻ đang chơi thì ngồi cạnh và mô tả hành động của trẻ như tường thuật một trận đấu thể thao sẽ vô cùng hiệu quả.
Để con có thể phát triển ngôn ngữ, cha mẹ cần tạo ra nhiều cơ hội giao tiếp qua lại với trẻ và chủ động can thiệp. Tuy nhiên, không nên liên tục nhắc nhở hoặc hỏi trẻ. Càng như vậy, trẻ sẽ càng thu mình và có dấu hiệu lảng tránh nói chuyện. Chỉ cần những người xung quanh tích cực nói chuyện vui vẻ, nói chậm, rõ ràng, dễ hiểu để trẻ có thể nghe được.
Tiêu chuẩn nào để đưa trẻ đến gặp chuyên gia?
Sau khi đã cố gắng để có thể thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của con tại nhà nhưng trẻ vẫn còn chậm phát triển hơn bạn bè cùng tuổi từ 1 năm trở lên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp cơ sở y tế, bác sĩ chuyên gia. Theo đó, trẻ 30 tháng tuổi có số lượng từ sử dụng không quá 30 từ.
Trẻ 36 tháng tuổi nhưng chưa thể nói một câu dài. Khi được khoảng 2 tuổi, trẻ bình thường đã có thể sử dụng hơn 200 từ và tạo nên các câu đơn giản. Trẻ chậm nói nhưng không phải cách biệt hơn 1 năm so với trẻ khác, vẫn từ từ nói được nhiều hơn, vì vậy cha mẹ có thể để trẻ ở nhà và gia đình tiếp tục hỗ trợ.
Đặc biệt, cha mẹ cần nhờ giáo viên ở nhà trẻ hay trường mầm non quan tâm nhiều hơn. Để ý tới trẻ, cô giáo sẽ có các cơ hội quan sát để đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Khi nhận ra vấn đề ở trẻ, giáo viên cần tích cực thông báo cho phụ huynh cũng như cung cấp thông tin hữu ích.