Những biểu hiện thường gặp ở trẻ chậm nói, cách khắc phục hiệu quả

Nghe đọc bài

Nhiều cha mẹ biết con mình chậm nói, quá trình phát triển ngôn ngữ gặp nhiều mặt hạn chế, thế nhưng nguyên nhân do đâu và thuộc dạng nào thì các bậc phụ huynh lại chưa nắm rõ. 

Dưới đây là tổng hợp các biểu hiện thường thấy ở trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, quý phụ huynh hãy tham khảo bài viết để nắm bắt xem con mình thuộc biểu hiện nào nhé!

Loại thứ nhất, ngôn ngữ bị cứng nhắc, giọng điệu không được bình thường, cái gì cũng đồng điệu.

Loại thứ ba chính là phát âm không rõ ràng do chứng loạn vận ngôn, tốc độ nói quá chậm hoặc quá nhanh.

Loại thứ tư, trẻ nói được nhưng chỉ ở giai đoạn bắt chước, giống như học vẹt, thiếu linh hoạt trong quá trình tương tác ngôn ngữ. Điều này đồng nghĩa với việc có những thiếu sót ở giai đoạn hiểu biết và nhận thức.

Những biểu hiện thường gặp ở trẻ chậm nói, cách khắc phục hiệu quả
Cách khắc phục trẻ chậm nói hiệu quả

Loại thứ năm là đứa trẻ có thể nói nhưng chỉ là những ngôn ngữ vô nghĩa khiến người khác không thể hiểu được và chính bản thân đứa trẻ cũng chẳng biết mình đang nói điều gì.

Loại thứ sáu, câu nói của trẻ không có đầu cuối rõ ràng, thiếu sự logic ngôn ngữ.

Loại thứ bảy, trước hai hoặc ba tuổi có thể nói, thế nhưng sau đó lại ngừng nói hẳn. Loại này phổ biến nhất ở trẻ em mắc bệnh tự kỷ thoái hóa.

Vậy bố mẹ cần làm gì để trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể cải thiện được kỹ năng ngôn ngữ của bản thân? Hãy tham khảo phần nội dung sau đây và áp dụng cho “bé yêu” của mình nhé!

Cách cải thiện kỹ năng ngôn ngữ trong đào tạo và can thiệp từ gia đình

Đầu tiên, bố mẹ cần trau dồi khả năng nghe, nói của trẻ. Hãy nói nói nhiều hơn về những gì bạn và con đã trải qua cùng nhau, phụ huynh nên nói nửa đầu câu còn nửa sau cho trẻ đáp lại.

Cách cải thiện kỹ năng ngôn ngữ trong đào tạo và can thiệp từ gia đình
Bố mẹ cần trau dồi khả năng nghe, nói của trẻ

Điểm thứ hai, hãy tập cho trẻ chơi nhiều trò ngôn ngữ, đơn cử như thay phiên nhau nói về rau, củ, quả, xe cộ và thi xem ai nói được nhiều hơn. Việc này sẽ rèn luyện khả năng trả lời nhanh của bé cưng.

Điểm thứ ba, hãy cho trẻ đọc sách tranh phù hợp với khả năng để trẻ có đủ ngôn ngữ đầu vào, bởi khi trẻ hiểu thật rõ thì mới nói được.

Cách cải thiện tình trạng chậm phát triển toàn diện 

Nếu trẻ không chỉ chậm phát triển về ngôn ngữ mà còn chậm phát triển ở nhiều mặt khác thì các bậc phụ huynh cần lưu ý tới một số yếu tố sau đây:

Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm tiến bộ chính là sự kém hợp tác, do đó việc hướng dẫn nhiều hơn cho trẻ trong cuộc sống và nâng cao ý thức hợp tác đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Khi trẻ đã có khả năng mô tả, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ chủ động nhận xét về những gì xảy ra với bản thân hoặc người khác. Ví dụ, tập cho trẻ tự giải thích khi chơi đồ chơi, điều này sẽ làm tăng sự chú ý của trẻ, đồng thời giảm bớt tình trạng nói nhiều vấn đề vô nghĩa.

Cách cải thiện tình trạng chậm phát triển toàn diện 
Động lực chính là người thầy tốt nhất của mọi đứa trẻ

Động lực chính là người thầy tốt nhất của mọi đứa trẻ, dùng động lực để dạy trẻ đặt câu hỏi về những điều tò mò sẽ giúp trẻ chuyển từ học thụ động sang chủ động.

Bố mẹ cần rèn luyện trẻ có thói quen làm việc theo kế hoạch, điều này không chỉ giúp giảm thiểu các vấn đề liên quan tới cảm xúc ở trẻ mà còn chuẩn bị tốt cho quá trình sắp xếp công việc cũng như nghỉ ngơi sau này.

Tập thể dục là điều vô cùng hữu ích, điều này sẽ giúp tăng tính linh hoạt cho trẻ. Đồng thời có thể giải phóng nguồn năng lượng của trẻ, từ đó giảm các hành vi bất thường.

TIN LIÊN QUAN